Việc trao đổi mua bán xe đã qua sử dụng không còn xa lạ đối với thị trường ô tô Việt. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến pháp lý vẫn còn làm cho nhiều người gặp khó khăn. Đặc biệt, trong vấn đề sang tên đổi chủ xe ô tô thì cần những thủ tục gì và lệ phí sang tên xe ô tô là bao nhiêu? Mời các bạn cùng công ty Luật ACC tham khảo và tìm hiểu các loại thuế, phí và lệ phí cần làm khi muốn sang tên đổi chủ xe ô tô năm 2022 qua bài viết dưới đây.

*
Sang tên xe ô tô hết bao nhiêu tiền? | Lệ phí sang tên xe ô tô 
Nội dung bài viết:
4. Thủ tục sang tên xe ô tô đổi chủ xe ô tô cũ 5. Chi phí sang tên đổi chủ xe ô tô cũ 6. Một số câu hỏi thường gặp

Cơ sở pháp lý

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;Nghị định số 10/2022/NĐ-CP quy định về lệ phí trước bạ;Thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định trình cấp, thu hồi đăng ký biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;Thông tư số 229/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

1. Sang tên đổi chủ ô tô là gì?

Sang tên đổi chủ xe ô tô là việc chuyển quyền sở hữu xe (do mua bán, tặng, cho, thừa kế) từ bên chuyển quyền sang bên nhận quyền. Đây là quy định bắt buộc của luật nhằm đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ về sau của các bên sau khi chuyển nhượng. Sau khi hoàn tất việc chuyển quyền theo đúng quy định của pháp luật, bên nhận chuyển nhượng sẽ có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản xe đã được pháp luật công nhận hợp pháp.

2. Tại sao cần sang tên đổi chủ xe ô tô?

Việc sang tên xe ô tô khi thay đổi chủ sở hữu xe là yêu cầu bắt buộc nhằm:

– Giúp chủ phương tiện thực hiện các giao dịch pháp lý về tài sản như hợp đồng cầm cố, thế chấp vay vốn… thuận lợi hơn.

– Tránh các mức phạt khi điều khiển xe ô tô không chính chủ theo Nghị định 100/2019: Phạt từ 2 đến 4 triệu đồng đối với xe thuộc sở hữu cá nhân, từ 4 đến 8 triệu đồng đối với xe thuộc sở hữu tổ chức, doanh nghiệp.

– Thuận tiện hơn cho cơ quan chức năng điều tra, liên hệ chủ phương tiện trong trường hợp xe bị mất cắp.

– Giúp cơ quan chức năng dễ quản lý, truy cứu trách nhiệm khi người sử dụng xe gây tai nạn, vi phạm luật giao thông.

Hiện nay việc thực hiện thủ tục sang tên xe máy theo quy định là một thủ tục bắt buộc đối với cá nhân/tổ chức. Bài viết này ACC sẽ đưa cho bạn những kiến thức cụ thể nhất về thủ tục sang tên xe máy

3. Hồ sơ sang tên xe ô tô

Để có thể tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô cũ, theo quy định tại Điều 7, 8 và 9 của Thông tư 58/2020/TT-BCA, bạn cần chuẩn bị những hồ sơ sau đây:

– Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu);

– Giấy tờ nguồn gốc xe;

– Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:

+ Hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai, phiếu thu) hoặc giấy tờ mua bán, cho, tặng xe (quyết định, hợp đồng, văn bản thừa kế) theo quy định của pháp luật;

+ Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;

– Giấy tờ lệ phí trước bạ xe: Biên lai hoặc Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ hoặc giấy tờ nộp lệ phí trước bạ khác theo quy định của pháp luật hoặc giấy thông tin dữ liệu nộp lệ phí trước bạ được in từ hệ thống đăng ký quản lý xe (ghi đầy đủ nhãn hiệu, số loại, loại xe, số máy, số khung của xe);

– Căn cước công dân hoặc Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với người nước ngoài) của người đến đăng ký xe.

Thủ tục làm lại đăng ký xe máy được thực hiện như thế nào? Công ty luật ACC cung cấp đến bạn một số thông tin thông qua bài viết: Thủ tục làm lại đăng ký xe máy

4. Thủ tục sang tên xe ô tô đổi chủ xe ô tô cũ 

Tùy thuộc vào việc sang tên xe cùng tỉnh hay khác tỉnh mà thủ tục có sự khác biệt.

Thủ tục sang tên xe ô tô cùng tỉnh

Nếu hộ khẩu thường trú của người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng cùng tỉnh/thành, quy trình thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô khá đơn giản, chỉ gồm 5 bước:

Bước 1: Làm hợp đồng và công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô.

Bước 2: Nộp lệ phí trước bạ xe ô tô cũ theo quy định.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên xe tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước 4: Nộp lệ phí đăng ký xe theo quy định.

Bước 5: Nhận giấy hẹn lấy Giấy chứng nhận đăng ký xe mới.

Thông thường, khi chuyển nhượng, mua bán xe cũ cùng tỉnh, biển kiểm soát xe vẫn được giữ như cũ, chỉ có thông tin về chủ sở hữu xe được thay đổi trên Giấy đăng ký xe.

Thủ tục sang tên xe ô tô khác tỉnh

Đối với trường hợp người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng ở khác tỉnh thì thủ tục sang tên xe sẽ phức tạp hơn. Cụ thể:

Bước 1: Ký kết và công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô.

Bước 2: Nộp lệ phí trước bạ áp dụng cho ô tô cũ theo quy định.

Bước 3: Rút hồ sơ gốc của xe ô tô tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh/thành nơi người bán đăng ký.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên xe tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh/thành nơi người mua đăng ký thường trú.

Bước 5: Nộp lệ phí đăng ký xe.

Bước 6: Bốc và nhận biển số mới tại chỗ, nhận giấy hẹn lấy Giấy chứng nhận đăng ký xe.

Bước 7: Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe, chủ xe tiến hành thủ tục đăng kiểm xe (làm sổ đăng kiểm) theo biển số mới.

Trong trường hợp không thể sắp xếp thời gian hoặc đang cư trú tại địa phương khác với tỉnh, thành đăng ký hộ khẩu thường trú, chủ sở hữu xe có thể ủy quyền cho người thân hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ sang tên xe ô tô thay mặt xử lý hồ sơ sang tên theo quy định.

5. Chi phí sang tên đổi chủ xe ô tô cũ 

Khi sang tên đổi chủ xe ô tô, các bạn phải thanh toán 2 loại phí gồm: Lệ phí trước bạ và lệ phí đăng ký xe.

Lệ phí trước bạ

Theo quy định của Bộ Tài chính phí trước bạ đối với:

Ô tô mua mới dưới 9 chỗ là 10% giá trị xe;Xe khách, xe tải… 2% đó là đối với xe mua mới;Ô tô cũ thuế trước bạ là 2% giá trị xe đã khấu hao;Khi sang tên đổi chủ, tỷ lệ tính phí trước bạ dựa trên thời gian sử dụng kể từ năm sản xuất (năm sản xuất được tính là 1 năm) theo tỷ lệ phần trăm giá trị xe mới cùng loại. Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của tài sản trước bạ được xác định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2019/TT-BTC như sau:
Thời gian đã sử dụngTỷ lệ giá trị
1 năm90%
1 – 3 năm70%
3 – 6 năm50%
6 – 10 năm30%
Trên 10 năm20%

Như vậy, phí trước bạ xe ô tô được tính theo giá trị xe tại thời điểm đang sử dụng và đời xe. Xe càng cũ thì giá trị được tính càng giảm. Ví dụ, giá trị xe ô tô Vios đời 2016 mua mới là 500 triệu đồng, sau 3 năm sử dụng giá trị chỉ còn 350 triệu đồng (giá trị đã khấu hao còn 70% giá trị lúc mua tức là còn: 70%x 500 triệu = 350 triệu), mức phí trước bạ sẽ tính là 2% của giá trị xe còn lại là 350 triệu, tức là chúng ta phải đóng 7 triệu đồng tiền thuế trước bạ.