Chúng ta đều hiểu, để 1 chiếc xe đảm bảo tiêu chuẩn được phép lưu thông trên đường thì các chủ phương tiện cần phải đóng 1 loại phí đó là phí bảo trì đường bộ theo đúng quy định của nhà nước. Mức phí này do Bộ Tài Chính ban hành và sẽ thay đổi qua các năm sao cho phù hợp.

Phí bảo trì đường bộ là gì?

Phí đường bộ, hay còn gọi là phí bảo trì đường bộ là loại phí mà chủ các phương tiện giao thông lưu thông trên đường bộ phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì đường bộ. Nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông. Phí đường bộ được thu theo năm, mức phí do nhà nước quy định. Sau khi nộp đủ loại phí, thì sẽ được phát tem để dán vào kính chắn gió trước xe , trên tem đó sẽ ghi rõ ngày bắt đầu và ngày hết hạn. Thường thì tem sẽ được phát khi bạn đi đăng ký đăng kiểm.

Phí bảo trì đường bộ khác hoàn toàn với phí cầu đường. Phí cầu đường là phí mà các chủ phương tiện nộp trực tiếp tại các BOT trên các con đường. Phí cầu đường là phí mà nhà nước thu để bù lại chi phí bỏ ra để làm đường, thu phí trực tiếp mỗi lần đi bằng trạm thu BOT. Chính vì thế mà chủ xe phải phân biệt phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường là hoàn toàn khác nhau.

Nguồn gốc ra đời mức biểu phí bảo trì đường bộ như thế nào?

Thời gian nộp phí bảo trì cầu đường như thế nào?

Thời gian nộp phí bảo trì đường bộ theo chu kỳ đăng kiểm

– Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm từ 01 năm trở xuống: Chủ phương tiện thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm và được cấp tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

– Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm trên 01 năm (18, 24 và 30 tháng): Chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm (18, 24 và 30 tháng).

Thời gian nộp phí bảo trì đường bộ theo năm dương lịch

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình. Hàng năm, trước ngày 01/01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí.

Thời gian nộp phí bảo trì đường bộ theo tháng

Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng.

Doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm. Và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình. Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp, hợp tác xã phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp theo tháng) nộp phí cho tháng tiếp theo.

Nộp chậm phí đường bộ có bị phạt không ?

Đây là câu hỏi khá nhiều khách hàng băn khoăn khi nộp phí đường bộ chậm. Xin trả lời câu hỏi của chủ xe là chậm nộp phí đường bộ thì sẽ KHÔNG bị phạt nhé. Nhưng khi đi nộp phí, thì cơ quan thu phí sẽ truy thu toàn bộ số tiền mà chủ xe chậm đi nộp phí không thiếu 1 đồng.

Ngoài ra, kể cả xe sử dụng ít hay sử dụng nhiều, hay không sử dụng thì đều phải nộp phí đường bộ nếu xe đó có thể được phép di chuyển trên đường. Các loại xe không di chuyển được trên đường mà phải trợ giúp của các dòng xe hỗ trợ khác thì không cần phải nộp phí đường bộ.

Phí đường bộ tốt nhất là nên nộp cùng với phí đăng kiểm, khi đi đăng kiểm. Để tránh phải đi lại nhiều lần vất vả, mất công mất sức.

*
Phí bảo trì đường bộ mới nhất 2019

Bảng phí bảo trì đường bộ năm 2021 đối với xe cơ giới

Bảng phí bảo trì đường bộ mới nhất 2019 để các chủ xe và phương tiện tham khảo


Loại phương tiện chịu phíMức phí thu (nghìn đồng)
1 tháng6 tháng12 tháng18 tháng24 tháng30 tháng
Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký xe theo tên cá nhân (xe 7 chỗ, xe 5 chỗ, xe 4 chỗ)1307801.5602.2803.0003.660
– Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân)

– Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg

– Các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt)

– Xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ

1801.0802.1603.1504.1505.070
– Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ

– Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

2701.6203.2404.7306.2207.600
– Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ

– Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

3902.3404.6806.8308.99010.970
– Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg

– Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg

5903.5407.08010.34013.59016.600
-Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

– Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

7204.3208.64012.61016.59020.260
– Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên

– Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg

1.0406.24012.48018.22023.96029.270
Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên1.4308.58017.16025.05032.95040.240

Phí đường bộ là một loại phí bắt buộc, nên kể cả chủ phương tiện có đi hay không, đi ít hay nhiều, thì vẫn phải nộp loại phí này bình thường. Nếu không nộp, thì sau khi đi đăng kiểm, bên đăng kiểm sẽ cộng dồn khoảng thời gian mà quý khách chưa nộp vào và thu lại toàn bộ sau đó. Nhưng quý khách nên lưu ý rằng phí đường bộ còn có thể nộp cộng dồn nhưng phí đăng kiểm thì không nên nộp chậm dù là chỉ 1 ngày.

Phí đường bộ 2021 mới nhất dành cho từng loại phương tiện giao thông

Tất cả các loại phương tiện như xe ô tô, xe bán tải, xe tải, xe container, … đều phải chịu một mức phí bảo trì đường bộ khác nhau. Và dù là phương tiện của riêng cá nhân hay của tổ chức thì cũng phải chịu mức cùng một mức biểu phí tương tự cho cùng loại xe. Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải thì phí đường bộ sẽ phụ thuộc vào số chỗ ngồi đối với xe du lịch và xe bán tải, còn với xe tải thì sẽ dựa vào tải trọng xe.

Và sau đây sẽ là biểu phí chi tiết nhất của từng loại xe mà chúng tôi đã tổng hợp được:

Phí đường bộ xe ô tô tải và ô tô du lịch 2021

Có thể thấy xe ô tô và xe tải là hai loại xe được sử dụng rất phổ biến hiện nay nên không lạ gì khi có rất nhiều khách hàng quan tâm đến phí đường bộ của những loại xe này. Hơn nữa nó còn liên quan và ảnh hưởng đến nhiều yếu tố như loại thùng, tải trọng,… Nên dù đã có bảng tính chung nhưng nhiều khách hàng vẫn gặp khó khăn trong việc tra cứu phí đường bộ cho phương tiện của mình.

Vì vậy, mời quý khách tham khảo bảng phí đường bộ xe tải, xe ô tô mới nhất của Bộ Tài Chính năm 2021 ngay dưới đây:


STTLOẠI PHƯƠNG TIỆN1 THÁNG6 THÁNG12 THÁNG18 THÁNG24 THÁNG30 THÁNG
1Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg1801.0802.1603.1501.1505.070
2Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg2701.6203.2404.7306.2207.600
3Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg3902.3404.6806.8308.99010.970
4Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg5903.5407.08010.34013.59016.600
5Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg7204.3208.64012.61016.59020.260
6Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg1.0406.24012.84018.22023.96029.270
7Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên1.4301.43017.16025.05032.95040.240