Nhiều người tham gia giao thônghiểu chưa chính xác về việc CSGT xử phạt xe không chính chủ. Theo CSGT, lực lượng chức năng chỉ xử phạthành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe nếu bị phát hiện trong 2 trường hợp dưới đây.


Trao đổi với Thanh Niên, một số lãnh đạo đội CSGT tại TP.HCM cho biết, nhiều người dân cho rằng mua xe sang tên đổi chủ qua nhiều đời hoặc chạy xe không đứng tên mình trên cà vẹt, xe của người nhà... sẽ bị CSGT phạt lỗi "chạy xe không chính chủ" là không chính xác.

Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe chỉ bị xử phạt nếu bị phát hiện trong 2 trường hợp:

Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; Qua công tác đăng ký xe.

Do đó, trong trường hợp thông thường, điều khiển xe đứng tên người khác tham gia giao thông mà xuất trình được đầy đủ giấy tờ theo quy định, gồm: Giấy đăng ký xe; Giấy phép lái xe; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ô tô) thì sẽ không bị xử phạt.

*

CSGT chỉ phạt hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe nếu bị phát hiện trong 2 trường hợp


PC08 cho biết, theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA ngày 16.6.2020 của Bộ Công an: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số”. Nếu không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) trong thời hạn 30 ngày, thì chủ xe sẽ bị phạt như sau:


Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô: “Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức” (điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

*
Trong trường hợp thông thường, điều khiển xe đứng tên người khác tham gia giao thông mà xuất trình được đầy đủ giấy tờ theo quy định thì không bị xử phạt

Đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với tổ chức” (điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM khuyến cáo: "Không nên vì lý do trên mà người dân xem nhẹ việc sang tên xe. Vì trên thực tế, khi có tai nạn giao thông xảy ra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan tới chiếc xe thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào người đứng tên sở hữu phương tiện để tiến hành xác minh. Do vậy, để tránh những rắc rối không đáng có, khi chuyển quyền sở hữu xe thì người dân cần đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số theo quy định".


#CSGT #xe chính chủ #CSGT TP.HCM #xử phạt #sang tên đổi chủ #TP.HCM

Tiêu dùng - Dịch vụ


Theanh28 Entertainment ra mắt 3 kênh mới trên TikTok

Băng đồng thoát sét tiếp địa 3x25mm - CVL đạt tiêu chuẩn IEC 62561

Gần 800 giải thưởng ‘Tài Lộc’ tại chương trình ‘Mở tài khoản nhận quà lớn cùng Agribank’

Lãi suất cao và nhiều quà tặng cho khách hàng gửi tiết kiệm tại Vietbank

HEINEKEN ký Biên bản ghi nhớ, tiếp tục đầu tư mở rộng Nhà máy Bia Vũng Tàu

Quý Hương đăng quang Á hậu 1 Hoa hậu Doanh nhân Châu Á Việt Nam 2022

‘Trò chơi hóa’, cách tiếp cận linh hoạt và hiện đại cho ngành tài chính ngân hàng