(Thanh tra)- Tháng 7 năm Mậu Ngọ (1858), dưới triều vua Tự Đức, hải quân của Trung tướng Pháp Rigault de Genouilly chở hơn 3.000 quân trên 14 chiếc tàu Pháp và Italy bắn phá Đà Nẵng, chiếm đồn An Hải.


*

Khi đánh chiếm thành Gia Định - Sài Gòn năm 1860, Trung tướng Pháp Charner có trong tay 70 tàu chiến với 3.500 quân. Vào Hà Nội lần thứ 1 vào năm 1873, Đại úy Francis Garnier chỉ có gần trăm lính. Lần thứ 2 ra Hà Nội năm 1887, Đại tá Henri Rivière chỉ có 2 chiếc tàu và mấy trăm quân (theo Việt Nam Sử lược của tác giả Trần Trọng Kim). 
Năm 1945, trở lại Việt Nam, quân Pháp, dưới sự chỉ huy của Tướng Leclerc, sau này là nguyên soái, ban đầu cũng chỉ có vài trăm lính lê dương nhặt nhạnh sau chiến tranh, núp dưới ô dù quân Anh, vào Sài Gòn. Leclerc đã nói với sỹ quan dưới quyền rằng: “Đây là một cuộc dạo mát mà thôi”. Cuộc “dạo mát” ước tính chỉ vài ngày là “lá cờ ba sắc của nước Pháp: Xanh, trắng, đỏ - lại tung bay trên mảnh đất Đông Dương… 
Đến Hội nghị Đà Lạt năm 1946, Trưởng đoàn Pháp xác định bằng câu đe dọa Võ Nguyên Giáp: “Nếu các ông không nghe, chỉ 15 ngày là chúng tôi sẽ đè bẹp các ông”…
*

Nếu tính từ lần đầu tiên quân Pháp dẫm chân lên bãi cát Đà Nẵng đến khi “good bye” Việt Nam trên rừng Điện Biên Phủ, cứ ngẫm lại thấy “ông trời xanh sao khéo đa đoan”! Hay là con tạo đã sắp xếp cái lưới trời? Vào biển với trung tướng; về với thiếu tướng trên rừng; vào vài nghìn vài trăm quân, ra vài chục vạn!
Các nhà viết sử cho rằng, “nhân dân Việt Nam, mà cán bộ, chiến sỹ Điện Biên Phủ, dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp” đã đóng đinh “cái quan tài” “chủ nghĩa thực dân cũ” của lịch sử xã hội loài người tại lòng chảo Tây Bắc ấy!
Lịch sử cũng không cho nước Pháp đế quốc thực dân, khác với một nước Pháp “tự do, bình đẳng, bác ái” sống thêm 4 năm nữa đến năm 1958, để có được “100 năm dạo mát” ở Việt Nam, 10 lần kém hơn người Trung Hoa “ăn ở” 1.000 năm trên đất Lạc Hồng.
*

*


Kinh tếLao động việc làmTài chính ngân hàngtài nguyên môi trườngThị trườngBất động sảnĐầu tưKinh tế tổng hợp