Nhắc đến những vị vua vĩ đại nhất và nổi tiếng nhất của Trung Quốc, không thể không nhắc đến vị vua đầu tiên của triều đại nhà Tần, đó chính là Tần Thủy Hoàng.Ông sinh năm 259 TCN và mất vào năm 210 TCN.

*

Mặc dù nổi tiếng tàn bạo, nhưng ông cũng có nhiều ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc. Và một trong những thành công của ông chính là thống nhất 6 tiểu vương quốc thành một quốc gia rộng lớn. Thêm vào đó, ông cũng chính là vị vua đầu tiên xây dựng bộ máy chính quyền trung ương tập quyền ở Trung Hoa. Đặc biệt, ông chính người cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành - hiện nay đã trở thành một trong những kỳ quan cổ đại của thế giới.

Hán Quang Vũ Đế

*

Hán Quang Vũ Đế hay Hán Quang Vũ, tên thật là Lưu Tú (5 trước Công Nguyên - 57) là hoàng đế có công sáng lập nên nhà Đông Hán. Ông từng tham gia khởi nghĩa Lục Lâm chống lại chính quyền Vương Mãng. Sau đó, Hán Quang Vũ Đế đã đánh bại các lực lượng cát cứ và thống nhất quốc gia, mở ra thời kỳ thịnh trị của Trung Quốc sau nhiều năm chìm trong khói lửa.

Hán Vũ Đế

*

Hán Vũ Đế là vị vua thứ 7 của triều đại nhà Hán. Ông sinh ra vào năm 156 TCN và mất vào năm 87 TCN. Trong suốt 54 năm trị vì, ông đã không ngừng mở rộng lãnh thổ Trung Hoa từ phía Đông đến bán đảo Triều Tiên, còn từ phía Bắc đến tận vùng sa mạc Gobi, phía Tây thì tiến ra khu vực Trung Á, còn phía Nam thì đến khu vực miền Bách Việt. Đặc biệt, ông cũng là người có ảnh hưởng lớn trong sự phát triển của Nho giáo thời bấy giờ mặc dù ông cũng tôn sùng Đạo giáo. Tuy nhiên, điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời của ông chính là những năm tháng cuối đời do tin vào thuật trường sinh bất lão mà ông đã làm tốn bao nhiêu tiền của, vàng bạc châu báu. Và cũng tin nhầm gian thần mà đã gây ra cái chết cho chính con trai trưởng của ông.

Tùy Văn Đế

*

Tùy Văn Đế sinh năm 541 và mất vào năm 604. Giống như tên hiệu của ông, Tùy Văn Đế chính là người đã sáng lập triều đại nhà Tùy. Khi nhắc đến ông, phải nói rằng ông chính là người đã thống nhất Trung Quốc năm 589 sau khi lãnh thổ bị phân chia trong một thời gian dài kể từ khi triều đại nhà Tần sụp đổ. Ông được mọi người nhớ đến là người đã xây dựng công trình thủy lợi cực kì quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế của Trung Quốc lúc bấy giờ. Đó chính là công trình Đại Vân Hà.

Tống Thái Tổ

Ông sinh năm 927 và mất vào năm 976. Ông chính là vị hoàng đế sáng lập ra vương triều nhà Tống - một trong những triều đại có nhiều vị anh hùng cứu thế và những câu chuyện thú vị chốn quan trường.

*

Ông chính là người đã thống nhất đất nước Trung Quốc, chấm dứt được thời loạn cát cứ của ngũ đại thập quốc của các tiết độ sứ. Trong suốt quãng thời gian ông trị vì đất nước, ông đã củng cố chính quyền từ trung ương đến địa phương. Cũng dưới thời ông trị vì, nền kinh tế cũng như văn hóa của triều đại nhà Tống vô cùng phát triển. Ngoài ra, ông còn được biết đến là một vị vua nhân từ nhất trong lịch sử của Trung Hoa bởi vì đã không sát hại các công thần.

Minh Thái Tổ

Minh Thái Tổ (1328-1398) còn được biết đến với tên gọi Chu Nguyên Chương, là người sáng lập ra nhà Minh và là hoàng đế đầu tiên của triều đại này.

*

Dưới thời trị vì của mình, ông và quân đội của mình đã thực hiện nhiều cuộc chinh phục các vùng đất, khiến nhà Nguyên sụp đổ, buộc người Mông Cổ phải rút về thảo nguyên ở khu vực Trung Á. Đặc biệt, ông còn nỗ lực trong việc phòng chống tham nhũng tham ô và tăng cường hệ thống pháp luật, xây dựng các cung điện hoành tráng. Ông còn trả lại đất đai cho nông dân, tiến hành nhiều cuộc cải cách ruộng đất.

Trong lúc ông trị vì đất nước, bên cạnh tư tưởng Nho giáo của các triều đại trước truyền lại, ông còn là người đồng tình việc phát triển Hồi giáo bằng việc xây dựng các nhà thờ Hồi giáo ở Phúc Kiến, Vân Nam, Nam Kinh và Quảng Đông. Ông còn viết những lời ca tụng dành cho thánh Allah cùng với nhà tiên tri Muhammed.

Minh Thành Tổ

Khi còn là hoàng tử, ông được phong làm Yên vương, đóng đô ở Bắc Bình (nay là Bắc Kinh). Sau một loạt chiến dịch thành công chống quân Mông Cổ, ông bắt đầu củng cố quyền lực của mình ở phía bắc và tiêu trừ các đối thủ, tiêu biểu như đại tướng Lam Ngọc. Ban đầu, ông chấp nhận sự chỉ định của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương về người kế vị là đứa cháu trai Minh Huệ Đế Chu Doãn Văn. Tuy nhiên, việc Hoàng đế mới bắt đầu giáng chức và tiêu diệt những ông chú quyền lực đã buộc Yên vương hành động. Ông lật đổ cháu trai Huệ Đế trong một cuộc nội chiến, vốn bất lợi cho ông vào thời gian đầu, đem quân từ Bắc Bình đánh xuống thủ đô Nam Kinh để giành ngai vàng vào năm 1402.

*

Ông đã bắt đầu Triều đại của mình bằng việc hợp pháp hóa việc lên ngôi với việc xóa bỏ toàn bộ thời gian trị vì của người cháu và thiêu hủy hay sửa đổi các tài liệu có liên quan đến tuổi thơ và cuộc nổi loạn của mình. Điều này dẫn đến việc thanh trừng vô số quan viên ở Nam Kinh và ban thẩm quyền đặc biệt ngoài vòng pháp luật cho chính sách bí mật của hoạn quan. Ông nối tiếp chính sách tập trung của cha mình (Minh Thái Tổ), tăng cường thể chế của đế quốc và thành lập thủ đô mới tại Bắc Kinh. Để kiểm soát các quan viên, ông cho cải cách khoa cử thay vì chế độ đề cử và bổ nhiệm như dưới thời cha mình. Ông theo đuổi một chính sách đối ngoại bành trướng và đã tiến hành nhiều chiến dịch quy mô lớn chống lại quân Mông Cổ.

Nhằm tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, Minh Thành Tổ thành lập một hạm đội hùng hậu do Trịnh Hòa điều khiển. Trịnh Hòa (1371-1433) đã dẫn hạm đội xuống Bắc nước Úc, qua bán đảo Ả Rập và có tài liệu cho rằng Trịnh Hòa qua tận châu Mỹ. Hoàng đế còn cho sửa và mở lại Đại Vận Hà và vào khoảng năm 1407 đến năm 1420, trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Tử Cấm Thành. Dưới thời ông, các học giả đương thời đã hoàn thành công trình đồ sộ Vĩnh Lạc đại điển.

Đường Thái Tông

Một trong những vị vua nổi tiếng nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa, chính là Đường Thái Tông - vị vua thứ 2 của triều đại nhà Đường - hay ông còn được biết đến với tên gọi Lý Thế Dân. Ông sinh năm 599 và mất năm 649. Ông chính là người dám đứng lên chống lại và lật đổ nhà Tùy, cùng với cha ông là Đường Cao Tông thành lập nên triều đại mới - triều đại nhà Đường.

*

Trong suốt quãng thời gian ông trị vì, xã hội phong kiến nhà Đường lúc bây giờ rất phát triển, nhân dân được sung túc, ấm no. Ông còn giúp lãnh thổ Trung Hoa được mở rộng bao gồm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc ngày nay, một phần lớn của Trung Á và một phần của Việt Nam.

Võ Tắc Thiên

Khi nhắc đến những vị vua nổi tiếng của Trung Quốc, người phụ nữ đầu tiên và duy nhất nắm giữ ngôi vị cửu ngũ chí tôn trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc, đó là Võ Tắc Thiên (625-705).

*

Tuy bà được miêu tả là người phụ nữ tàn nhẫn và độc ác song không thể không nhắc đến những công lao to lớn của bà đã góp phần đưa xã hội và kinh tế phát triển. Bà cũng đã giúp lãnh thổ của Trung Hoa được mở rộng sang khu vực Trung Á và chiếm được bán đảo Triều Tiên. Bà cũng là người khuyến khích cho Phật giáo phát triển trong nước. Ngoài những điều tốt đẹp bà đã làm cho đất nước, bà còn nổi tiếng vì độ hoang dâm cũng như sự tàn ác khi ra tay giết chết con ruột của chính mình.

Khang Hy

*

Trong lịch sử Trung Quốc, khi nhắc đến những vị vua nổi tiếng và vĩ đại nhất thì không thể không nhắc đến hoàng đế Khang Hy. Ông sinh năm 1654 và mất vào năm 1722. Khi ông còn tại vị, triều đại nhà Thanh đã nắm quyền kiểm soát toàn bộ lãnh địa Trung Hoa, khu vực Mãn Châu, cũng như nhiều phần của vùng đất Cận Đông nước Nga. Ông chính là người đã tiêu diệt tên gian thần Ngao Bái cùng với đồng đảng của tên gian thần này. Ngoài ra, ông cũng là người đưa ra được nhiều sách lược trong các cuộc chiến tranh với các nước chư hầu. Một trong những thành công của ông chính là đánh chiếm được hòn đảo Đài Loan.

Nếu du khách là người yêu thích môn lịch sử và muốn đi tìm hiểu lịch sử của Trung Quốc, một số thông tin về những vị vua nổi tiếng nhất của Trung Quốc sẽ làm thỏa mãn mong ước của du khách. Nếu du khách muốn khám phá nhiều hơn về đất nước - văn hóa - con người nơi đây thì hãy tham gia tour Trung Quốc của Viet Viet Tourism nhé!