Sở hữu hậu cung 3000 giai nhân nhưng Tần Thủy Hoàng vẫn da diết nhớ thương mối tình dang dở thuở thiếu thời.
Theo dõi trên
*

Khi tìm hiểu về cuộc đời Tần Thủy Hoàng, nhiều bí mật khiến công chúng và giới chuyên gia tò mò. Đặc biệt,kể từ khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi lúc 13 tuổi cho đến khi băng hà ở tuổi 49, ngôi vị hoàng hậu quyền lực luôn bỏ trống.Theo sử sách Trung Quốc, nguyên nhân là do sự mất mát về người thương yêu có tên A Phòng khiến Tần Thủy Hoàng ngày đêm chỉ chìm trong tửu sắc để quên đi nỗi uất hận.

Nhân vật A Phòng trong lịch sử

Tần Thủy Hoàngnổi tiếng lịch sử Trung Quốc khi trở thành vị hoàng đế đầu tiên sau khi tiêu diệt 6 nước. Theo đó, ông là một trong những vị vua có ảnh hưởng lớn nhất thời phong kiến. Nhân vật này được nhà sản xuất xây dựng thành các bộ phim kinh điển.

Vua Tần Thủy Hoàng vì nhớ thương người tình cũ nên ông thề cả đời không lập hoàng hậu.

Tương truyền, Tần Thủy Hoàng khi đó có tên là Tần Doanh Chính. Ôngquen biết và đem lòng yêu A Phòng khi còn ở Hàm Đan - kinh đô nước Triệu. Bố của A Phònglà thần y Hạ Vô Thư nổi tiếng thời bấy giờ, từ nhỏ cô đã theo cha học y thuật cứu người. Cô có nhan sắc xinh đẹp, lương thiện vàkhông căm ghét hay trút hận lên Doanh Chính như những người nước Triệu khác mà ngược lại A Phòng còn an ủi, chăm sóc vàgiúp đỡ ông rất nhiều.

Khi Doanh Chính rời nước Triệu về nước Tần thừa kế ngôi vua, hai người đành phải từ biệt mỗi người một ngả. Mãi đến sau này, A Phòng và cha cô có dịp tới nước Tần tìm thuốc, cô gặp lại Doanh Chính và hai người họ được ở bên nhau thêm lần nữa.

Không còn mỹ nhân này, tất cả những mỹ nữ trong mắt Tần Thủy Hoàng chỉ là trò tiêu khiển.

Doanh Chính năm xưa đã lên ngôi vua nước Tần nhưng không có thực quyền mà vẫn bị mẫu hậu và tướng quốc Lã Bất Vi thao túng. Ông muốn lập người con gái mình yêu là A Phòng lên làm hoàng hậu nhưng bị các đại thần trong triều một mực phản đối với lý do không thể để một người nước Triệu làm hoàng hậu nước Tần.

Tần Thủy Hoàng lúc này không biết phải xử trí ra sao, còn A Phòng sau khi chứng kiến Tần Thủy Hoàng vì chuyện này mà bị chèn ép thì đã treo cổ tự tử để người mình yêu không phải khó xử.Tần Thủy Hoàng vô cùng đau buồn, trong lòng vẫn nhớ thương A Phòng. Khi người yêu mất, ông đã lập lời thề cả đời không lập hoàng hậu.

Chuyện tình của vua nhà Tần và mỹ nhân A Phòng được xây dựng thành phim.

Cái chết của A Phòng khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng đau khổ. Vì vậy, sau này, khi đã thống nhất Trung Quốc, lên ngôi Hoàng đế và quyết định xây dựng một cung điện quy mô hoành tránh nhất trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng mới dùng tên A Phòng để đặt tên cho tòcung điện này như một cách tưởng nhớ người mà mình thương yêu.

Không còn A Phòng, tất cả những mỹ nhân khác dù có đẹp đến mấy cũng chỉ xứng làm trò tiêu khiển. Mỗi buổi chiều Doanh chính ngồi trên một chiếc xe dê, các cung tần mỹ nữ ăn mặc khêu gợi đứng ở cửa phòng, tay cầm một nhành lá dâu non để nhử con dê đó. Khi con dê ăn lá dâu của ai thì đêm đó hoàngđếsẽngủ tại phòng của mỹ nữ ấy. Và ngày hôm sau lại từ đó mà xe dê đi tiếp, khi hết vòng sẽ quay lại từ đầu. Chính vì vậy, hàng ngàn mỹ nữ đã "chết già" mà không hề được gặp hoàng đế trong suốt cuộc đời.

Chuyện tình được xây dựng thành phim truyền hình

Tài tử Lưu Đức Khải hóa thân thành công vào vai diễn Tần Thủy Hoàng trong phim "Người tình của Tần Thủy Hoàng.

Chuyện tình giữa Tần Thủy Hoàng và mỹ nhân A Phòng đã được nhiều đạo diễn xây dựng thành phim. Trong đó phải kể đến tác phẩm"Người tình của Tần Thủy Hoàng". Bộ phimra mắt lần đầu năm 1995 ở Đài Loan và thu được kết quả tốt về tỷ lệ người xem. Từ năm 1996, tác phẩm được chiếu ở một số nước Đông Nam Á, tạo nên cơn sốt một thời. Phim kể quá trình thâu tóm sáu nước của Tần Thủy Hoàng cùng chuyện tình giữa ông và cô gái hái thuốc A Phòng. Gây dựng được cơ đồ nhưng Tần Thủy Hoàng mất đi người yêu dấu. Sau đó, nhà vua xây cung A Phòng để tưởng nhớ nàng.

Trong phim, tài tử Đài Loan Lưu Đức Khải vào vai Tần Thủy Hoàng.Nam diễn viên khắc họa nhiều nét tâm lý khi ân cần dịu dàng với người tình, lúc phẫn nộ, cay nghiệt trước cácthế lực khác. Vì bộphim được làm theo dạng tâm lý cổ trang nên tuyến tình cảm được nhấn mạnh hơn nhiều so với những tác phẩm khác lấy Tần Thủy Hoàng làm chủ đề. Điều này cũng khiến tạo hình Tần Thủy Hoàng của Lưu Đức Khải trở nên khác biệt.Bộ phim đã đưa tên tuổi của nam diễn viên đến với khán giả ở nhiều quốc gia Châu Á.

Lưu Đức Khải sở hữu diện mạo điển trai, khiến bao cô gái phát cuồng ngày ấy.

Khi sự nghiệp lên cao, Lưu Đức Khải không chỉ đóng phim tại Đài Loanmà còn lấn sân sang Trung Quốc,Hồng Kông, Singapore và Malaysia. Nam diễn viên là người được đánh giá cao về đạo đức nghề nghiệp và lối sống. Dù hiện naythời hoàng kim đã qua, vai trò tiểu sinh đã nhường lại cho các thế hệ khácnhưng Lưu Đức Khải vẫn thường xuyêntham gia đóng phim.

Vai diễnthiếu nữ xinh đẹp A Phòng do nữ diễn viên Triệu Nhã Chi đảm nhận. Ngoài vai chính A Phòng, diễn viên đảm nhiệm thêm vai côngchúa Trường Lạc. Với tác phẩmnày, Nhã Chi đã nhận về cát-xê80 nghìn HKD (khoảng 235 triệu đồng) cho mỗitập phim.

Tạo hình của cô gái xinh đẹp tên A Phòng trong phim do nữ diễn viên Triệu Nhã Chi đảm nhận.

Triệu Nhã Chi phát triển đồng đều trong cả hai lĩnh vực điện ảnh và truyền hình, trở thành một trong những người đẹp cổ trang nổi tiếng nhất của làng nghệ Hoa ngữ trong những năm 70.Các nhà đài ở Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc đại lục tranh nhau "lôi kéo" Triệu Nhã Chi về dưới trướngcủa mình. Từ đây, cô trở thành nữ nghệ sĩ có cát-xêcao nhất ở xứ Cảng thơm với thu nhập trung bình là 2,5 triệu HKD (khoảng 7,5 tỷ đồng)cho một bộ phim điện ảnh và khoảng 60 nghìn HKD (khoảng 177 triệu đồng) cho một tập phim truyền hình.