Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế – xã hội, những vấn đề tâm lý trong đời sống xuất hiện ngày một nhiều. Đó là lý do ngành Tâm lý học được dự đoán là một trong những ngành “hot” trong tương lai. Vậy ngành Tâm lý học là gì? Học Tâm lý học ra trường làm gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Tâm lý học là gì? Ngành Tâm lý học học gì?

*
Tâm lý học – ngành nghề đa dạng, thú vị

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu các trạng thái tinh thần, tâm lý, thế giới suy nghĩ của con người, từ đó giải nghĩa các trạng thái, hành động gắn liền với những hình thức tinh thần đó. Ngoài ra, Tâm lý học cũng là ngành khoa học nghiên cứu những tác động của xã hội đến tâm lý, hành vi và tư tưởng của mỗi chúng ta.

Tâm lý là một phạm trù khó nắm bắt và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xã hội bên ngoài. Đó là lý do ngành Tâm lý học ra đời để nghiên cứu và hỗ trợ con người hiểu rõ vấn đề này.

Sinh viên Tâm lý học được đào tạo kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, tư vấn về các lĩnh vực của tâm lý như: Tâm lý học xã hội, Tâm lý học giao tiếp, Tâm lý học hành vi, tham vấn học đường, các liệu pháp tư vấn và hồi phục tâm lý,…

? Có thể bạn quan tâm: Học sư phạm ra làm gì? Học sư phạm có dễ xin việc? 

Ngành Tâm lý học ra trường làm gì?

Nhắc đến Tâm lý học, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bác sĩ hoặc chuyên gia Tâm lý học, những người thường xuất hiện tại các talkshow hay các bài báo tâm lý thú vị. Hai công việc này chính xác là một trong những nghề nghiệp tương lai của các cử nhân Tâm lý học, ngoài ra còn nhiều công việc khác trong ngành này như:

Cán bộ tâm lý học đường

*
Là cán bộ tâm lý học đường, bạn sẽ làm việc với thân chủ là các em học sinh

Đây là những chuyên gia tâm lý tại các trường học, họ sẽ là cán bộ giáo dục và là cầu nối giữa nhà trường và học sinh, học sinh và phụ huynh trong những vấn đề Tâm lý học đường. Công việc này trên thực tế đã tồn tại lâu dài tại các môi trường giáo dục phát triển. Các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng đang hướng đến con đường triển khai mô hình học đường có ít nhất 1 chuyên gia tâm lý nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và học tập cho các bạn học sinh-sinh viên.

Cán bộ tư vấn tâm lý tại bệnh viện

Đây là vị trí hỗ trợ các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện. Cán bộ trị liệu tâm lý sẽ giúp đỡ bác sĩ chuyên khoa trong quá trình chữa trị cho những bệnh nhân có vấn đề tâm lý.

Họ có thể thực hiện các công việc như hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài test tâm lý, đánh giá bài test và chuyển kết quả cho bác sĩ.

Chuyên viên tư vấn, tham vấn tâm lý

*
Nhà tham vấn tâm lý có nhiệm vụ tìm hiểu và giúp đỡ thân chủ vượt qua khó khăn

Bạn có thể trở thành chuyên viên tư vấn, tham vấn tâm lý trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm:

Tư vấn tâm lý học đườngTư vấn tâm lý hôn nhân gia đìnhTư vấn tâm lý tình yêuTư vấn tâm lý xã hộiv.v…

Nhiệm vụ chính của các chuyên viên tư vấn, tham vấn tâm lý là tìm hiểu và hỗ trợ thân chủ vượt qua các khó khăn trong cuộc sống, hôn nhân, gia đình, tình yêu, công việc,… liên quan đến khía cạnh suy nghĩ, cảm xúc, hành vi.

Giáo viên kỹ năng sống

Học Tâm lý ra trường làm gì? Trở thành giáo viên kỹ năng sống là một trong những hướng đi bạn có thể lựa chọn.

Đây là công việc thiên về giảng dạy và diễn thuyết. Những giáo viên/giảng viên kỹ năng sống thường giảng dạy về những bài học giúp cải thiện chất lượng cuộc sống dành cho mọi lứa tuổi.

Quản trị nhân sự

Học tâm lý ra làm quản trị nhân sự? Điều này có vẻ kỳ lạ nhưng là một hướng đi được nhiều sinh viên tâm lý theo đuổi sau khi ra trường.

Nếu bạn từng tìm hiểu về ngành Tâm lý học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bạn sẽ thấy một chuyên ngành với tên gọi Tâm lý học Quản trị Kinh doanh. Khi học chuyên ngành này, bạn sẽ được tìm hiểu về hoạt động doanh nghiệp; mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên; các cách nâng cao năng suất lao động; phương thức truyền thông hiệu quả,… Tất cả những kiến thức này giúp bạn thành công khi theo đuổi công việc Quản trị nhân sự.

Có thể thấy, Tâm lý học là ngành nghề xuất hiện nhiều trong cuộc sống và đa dạng công việc để các bạn sinh viên lựa chọn khi ra trường. Hơn nữa, trong tương lai, khi chất lượng cuộc sống ngày càng được chú trọng và nâng cao thì đây có thể được xem là một ngành nghề đầy triển vọng. Với ngành Tâm lý học, để trở thành một chuyên gia hoặc bác sĩ Tâm lý học, bạn cần có nhiều hơn một tấm bằng cử nhân cũng như kinh nghiệm nhiều năm trong công việc. Bạn có thể bắt đầu với những công việc đơn giản và học thêm trong quá trình làm việc để đạt được vị trí mong muốn.

? Có thể bạn quan tâm: Xã hội học ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành xã hội học

Những tố chất, kỹ năng cần có của nhân sự ngành Tâm lý

Muốn thành công trong lĩnh vực Tâm lý, bạn cần có tố chất gì? Hãy cùng hocketoanthue.edu.vn tìm hiểu nhé!

Kỹ năng nghiên cứu, phân tích vấn đề

*
Nghiên cứu là một trong những kỹ năng cơ bản cần có của một nhà Tâm lý học

Nghiên cứu và phân tích là chuyên môn cần thiết cho các công việc thuộc ngành Tâm lý học. Với tâm lý, các vấn đề nghiên cứu và phân tích luôn tồn tại và cần giải quyết. Ngay trong quá trình đào tạo, sinh viên tâm lý cũng sẽ được học những học phần liên quan đến kỹ năng này, tuy nhiên, khả năng của mỗi người sẽ khác nhau dựa vào tố chất và sự chăm chỉ. Vậy nên, nếu bạn đang theo đuổi công việc về tâm lý, hãy cố gắng rèn luyện cho bản thân kỹ năng này ngay nhé.

Kiên nhẫn và khả năng lắng nghe hiệu quả

Các công việc về tâm lý là luôn phải lắng nghe mọi người. Đó là lý do các cán bộ, chuyên viên tâm lý cần có sự kiên nhẫn và khả năng lắng nghe hiệu quả để nắm bắt và hiểu được tâm lý của thân chủ hoặc bệnh nhân.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là kỹ năng hỗ trợ cho kỹ năng lắng nghe và phân tích vấn đề. Giao tiếp tốt sẽ giúp chuyên viên, bác sĩ tâm lý khai thác được nhiều câu chuyện hơn và hiểu được tâm lý đối tượng, bệnh nhân hơn.

Quan tâm, thấu hiểu và trung lập

Quan tâm, thấu hiểu là một tố chất tiêu biểu dành cho những ai làm việc trong ngành tâm lý. Tuy nhiên, sự quan tâm, thấu hiểu cũng cần có sự trung lập trong việc phân tích và đưa ra lời khuyên dành cho bệnh nhân. Những cảm xúc cá nhân cần được giữ chừng mực và cần quan tâm đến cách điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Tư duy khoa học tự nhiên

Mọi người hẳn sẽ không quá xa lại với những nghiên cứu tâm lý thú vị được thông tin trên các trang báo, thông tin mạng. Để có được những kết quả nghiên cứu đó, các nhà Tâm lý học cần thực hiện các thực nghiệm trên rất nhiều người, cũng như phải tính toán xác suất và các số liệu thật chính xác. Đó là lý do tại sao dù là tâm lý nhưng các chuyên gia tâm lý cũng cần có tư duy khoa học tự nhiên. Bên cạnh toán học, hóa học và sinh học cũng là những kiến thức cần có đối với các chuyên gia tâm lý.

Kỹ năng cân bằng cảm xúc cá nhân

*
Nhân sự ngành Tâm lý cần biết cách cân bằng cảm xúc để không bị ảnh hưởng bởi các cảm xúc tiêu cực của thân chủ

Đây là khả năng giúp cải thiện cuộc sống và tránh những căn bệnh nghề nghiệp cho các chuyên viên Tâm lý học. Sau thời gian làm việc để hỗ trợ trị liệu tâm lý cho mọi người, nhà tâm lý cần cân bằng lại cảm xúc để quay lại cuộc sống của riêng mình.

Mức lương và nhu cầu nhân lực ngành Tâm lý học

Lương của một cá nhân làm việc trong lĩnh vực sẽ có nhiều thành phần khác nhau. Bên cạnh lương cứng, lương dự án và phí tham vấn,… cũng có thêm kèm theo từng công việc và môi trường làm việc nhất định. Tại Việt Nam, đối với một sinh viên mới ra trường, mức lương cứng thường dao động trong khoảng 5-7 triệu đồng/tháng. Đối với những người có kinh nghiệm, mức lương sẽ là trên 10 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh mức lương cứng ổn định và nhiều khoản thu nhập hấp dẫn, Tâm lý học còn là một trong những ngành có cơ hội nghề nghiệp rộng mở nhất trong tương lai. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TP.HCM, đến năm 2020, mỗi năm, TP.HCM cần tuyển dụng hơn 1.000 cán bộ trong ngành tâm lý. Con số này mở ra cơ hội làm việc vô cùng hấp dẫn cho những người trẻ đang theo đuổi công việc trong ngành này.

? Có thể bạn quan tâm: Học Triết học ra làm gì? Cơ hội việc làm cho SV ngành Triết học

Học Tâm lý học ở đâu?

*
Bạn có thể theo học Tâm lý học tại nhiều trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc

Từ trước đến nay, nhắc đến Tâm lý học, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các nước châu Âu, và đây thực sự là môi trường học Tâm lý lý tưởng cho những ai thực sự đam mê và muốn thành công trong lĩnh vực này. Môi trường du học tâm lý được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay là Anh, hoặc gần hơn là Singapore.

Đối với những bạn trẻ mong muốn làm việc trong nước, việc học Tâm lý học tại Việt Nam ngày nay cũng rất dễ dàng và đã được cải thiện chuyên môn rất nhiều. Một số trường đại học đào tạo Tâm lý học tại Việt Nam như:

Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn (HN&TP.HCM) – ĐHQGĐại học Sư phạm (HN, Huế, Đà NẵngTP.HCM)Đại học Văn HiếnĐại học Hồng ĐứcĐại học Công nghệ TP.HCM

Kết luận

Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Học Tâm lý học ra làm gì?” rồi đúng không?

Tựu trung, Tâm lý học được biết đến là ngành học vô cùng thú vị và luôn luôn mới mẻ. Đây cũng là ngành học được kỳ vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Các bạn có thể tham khảo các công việc ngành tâm lý hoặc tư vấn đào tạo, giáo viên kỹ năng sống tại trang thông tin tuyển dụng của hocketoanthue.edu.vn để nắm bắt rõ hơn về định hướng tương lai cho công việc của mình.