Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều của dịch Covid-19, nhưng với quyết tâm cao ngành Giáo dục đã hoàn thành được mục tiêu kép: Vừa chống dịch, vừa hoàn thành nhiệm vụ năm học. Tinh thần chủ động, linh hoạt được phát huy cao độ và kết quả đạt được là đáng khích lệ.

Bạn đang xem: Mục tiêu giáo dục việt nam đến năm 2020


*
Năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục đã hoàn thành mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch vừa hoàn thành nhiệm vụ, chương trình năm học

Mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với Sở, Phòng GD&ĐT các địa phương trên cả nước về tổng kết năm học 2020 - 2021.

Chất lượng giáo dục trung học ngày càng được nâng cao

Năm học 2020 - 2021, chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững. Về giáo dục mũi nhọn, cả 37/37 học sinh tham gia các kỳ thi Olympic khu vực, quốc tế đều đoạt giải, trong đó có 12 huy chương Vàng.

Tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF), 1 dự án của học sinh Việt Nam đã đạt giải Ba - giải chính thức của hội thi và 2 dự án đạt 3 giải Đặc biệt do các hiệp hội và tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp trao tặng...

Cả nước cũng đã hoàn thành 2 đợt Kỳ thi tốt nghiệp THPT với tinh thần nhân văn, bảo đảm các yêu cầu, số thí sinh vi phạm giảm và không có cán bộ, giáo viên vi phạm.


*
Tại Kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế 2021, Đoàn học sinh Việt Nam đã xuất sắc giành 3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc.

Xác định năm học 2021 - 2022 sẽ vẫn phải đối mặt với những khó khăn do dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh 8 nhiệm vụ cần quan tâm trong năm học mới với giáo dục trung học, trong đó, ưu tiên nhiệm vụ: An toàn về phòng, chống dịch, đồng thời hoàn thành chương trình và bảo đảm chất lượng giáo dục; quan tâm xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường; ưu tiên tập trung triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 6 tốt nhất, đồng thời chuẩn bị tốt điều kiện để triển khai chương trình mới với lớp 10 trong năm học tiếp theo; kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến trong điều kiện dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT 2018, ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT) và Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (CT GDPT 2006, ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT) khác nhau về căn bản, cả về mục tiêu chương trình; nội dung kiến thức; hình thức dạy học... Do đó, phải xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục.

Có 90,32% học sinh lớp 12 hệ giáo dục thường xuyên đỗ tốt nghiệp THPT

Cùng với giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, năm 2021 - 2021 giáo dục thường xuyên cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Dù trong điều kiện khó khăn, nhưng số lượng người học đã tăng so với năm học trước. Chất lượng giáo dục thường xuyên từng bước ổn định. Riêng học sinh lớp 12 hệ giáo dục thường xuyên đã hoàn thành chương trình và thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả tốt đẹp, với tỷ lệ tốt nghiệp đạt 90,32%.


*
Năm học 2020-2021, Bộ GD&ĐT đã tổ chức thành công 2 đợt thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Riêng học sinh lớp 12 hệ giáo dục thường xuyên đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ đạt 90,32%.

Báo cáo đánh giá tổng kết nhiệm vụ năm học 2020 - 2021, ông Hoàng Đức Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT) cho biết: Quy mô và mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên tại các địa phương về cơ bản được duy trì ổn định. Mạng lưới cơ sở giáo dục nói chung, cơ sở giáo dục thường xuyên nói riêng được củng cố và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của mọi lứa tuổi.


Cả nước hiện nay có 1.640 cán bộ quản lý, 13.532 giáo viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trong đó có 9.769 giáo viên dạy văn hóa và 3.763 giáo viên dạy chuyên đề, dạy nghề.

Xem thêm: Những Tác Phẩm Văn Học Lớp 8 Đặc Biệt Chú Ý Các Tác Phẩm Này Khi Ôn Ngữ Văn


Bên cạnh đó, việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên các cấp bảo đảm yêu cầu về chất lượng.

Tuy nhiên, giáo dục thường xuyên vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đó là: Nhận thức về công tác xây dựng xã hội học tập ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa đúng mức; công tác quản lý nhà nước về giáo dục thường xuyên còn có vấn đề bất cập. Chất lượng giáo dục thường xuyên cấp THPT vẫn còn hạn chế, các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học của giáo dục thường xuyên chưa đáp ứng được yêu cầu...

Năm học 2021 - 2022, giáo dục thường xuyên tập trung triển khai các giải pháp phù hợp trong tổ chức các hoạt động dạy và học để chủ động thích ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19. Duy trì hoạt động dạy và học của các cơ sở giáo dục thường xuyên bảo đảm đủ thời lượng, kiến thức, kỹ năng cho học viên để hoàn thành chương trình năm học và đảm bảo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030" và Chỉ thị số 14-CT/TW của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về lợi ích, vai trò và tầm quan trọng của học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.

Trên 5 triệu trẻ em được giáo dục, chăm sóc an toàn

Báo cáo kết quả của giáo dục mầm non năm học 2020 - 2021, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh đầu tiên đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non.


*
Trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng vào lớp 1 bằng nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực

Năm học qua, giáo dục mầm non đã hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học: Trên 5 triệu trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non được bảo đảm an toàn, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng cao, trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng vào lớp 1 bằng nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực; chế độ, chính sách cho trẻ em được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Các địa phương đồng thời thực hiện có hiệu quả việc nhân rộng mô hình, điển hình tốt trong thực hiện chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016 - 2020 để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non.

Bên cạnh các kết quả đạt được, giáo dục mầm non vẫn còn tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non. Còn có sự chênh lệch về cơ hội tiếp cận giáo dục và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non giữa các địa phương. Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 diễn biễn phức tạp, trẻ em mầm non phải ở nhà trong thời gian dài, ảnh hưởng đến nền nếp, thói quen thực hiện chế độ sinh hoạt theo yêu cầu phát triển của độ tuổi. Ở một số địa phương, tỉ lệ trẻ em béo phì tăng lên so với năm học trước...

Năm học 2021 - 2022, với giáo dục mầm non, phương hướng chung là bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phát triển giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi; khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đồng thời triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non sau sửa đổi theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025”; đẩy mạnh truyền thông về giáo dục mầm non.


Chủ động có phương án, kịch bản để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch COVID-19 trong năm học 2021-2022