Mô hình trường học mới VNEN là mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân; chuyển việc truyền thụ của giáo viên thành việc hướng dẫn học sinh tự học. Lớp học do học sinh tự quản và được tổ chức theo các hình thức, như: Làm việc theo cặp, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu. Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em. Học sinh khá, giỏi được phát huy, học sinh yếu kém được nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp. Từ năm học 2012-2013 Phòng GD&DT Lộc Hà đã triển khai thí điểm tại trường Tiểu học Thạch Bằng, cho các khối lớp 2, lớp 3, lớp 4 với số lượng trên 500 học sinh. Năm học 2015-2016 Phòng triển khai mô hình này cho cấp THCS, lấy trường THCS Mỹ Châu làm điểm.

*

THCS Mỹ Châutriển khai mô hình trường học mới VNEN năm học 2015 - 2016

Bắt tay ngay vào việc, từ tháng 6/2015, trường THCS Mỹ Châu đãTăng cường công tác tuyên truyền đối với cấp ủy, chính quyền, phụ huynh, học sinh; phải làm cho cấp uỷ, chính quyền, phụ huynh, học sinh thấy được tính ưu việt của mô hình này và trong những năm tới sẽ triển khai trên diện rộng.Thành lập bộ phận thường trực gồm Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng; các tổ trưởng chuyên môn; giáo viên dạy các môn học lớp 6; 01 nhân viên thí nghiệm. Triển khai tuyển sinh lớp 6 trên địa bàn toàn huyện, tổ chức họp phụ huynh để thông báo mua sách giáo khoa mới - sách thay thế toàn bộ sách giáo khoa, sách bài tập truyền thống; dùng cho cả giáo viên, học sinh.Đề nghị địa phương hỗ trợ kinh phí và sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp của nhà trường để mua sách trang bị cho thư viện nhà trường sử dụng làm sách dùng chung cho các đối tượng học sinh diện chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.Hiện nay, mọi công việc chuẩn bị đã hoàn tất; nhà trường đã tu sửa bàn ghế theo cách bố trí học theo nhóm; chỉnh trang lại phòng học theo quy định; bố trí các trang thiết bị trong phòng học bộ môn, phòng học tiếng Anh, phòng Tin học. Tăng cường sách, tài liệu tham khảo trong thư viện và đồ dùng dạy học cho giáo viên. Biên chế lớp cho học sinh khối 6, bầu ban cán sự, ban quản trị tại các lớp; Tổ chức tập huấn cho giáo viên và tham gia dự giờ tại các trường Tiểu học đã tham gia mô hình VNEN trong huyện và trong tỉnh.

*
CB, GV THCS Mỹ Châutham gia dự giờ theo mô hình VNEN tại các trường Tiểu học Thạch Bằng

Mô hình trường học mới VNEN trong các trường THCS có những thuận lợi như: Tài liệu hướng học được xây dựng dưới dạng 3 trong 1 (nghĩa là dung chung cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh). So với quy định hiện hành thì số lượng các môn học theo mô hình VNEN giảm đi, có các môn được tích hợp lại thành nội dung hoạt động giáo dục.Tài liệu có kênh hình, kênh chữ rõ ràng và các lô gô chỉ dẫn, các câu lệnh thì ngắn gọn, dễ hiểu và thống nhất nhằm giúp học sinh tự đọc, tự học thuận tiện và làm đúng theo mục tiêu bài học.Học tập theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới còn giúp cho các em phát huy tốt các kỹ năng: như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học, ngoài ra giúp các em hiểu biết nhiều hơn, có trách nhiệm và biết phấn đấu làm chủ quá trình học tập của mình.Còn đối với giáo viên thì giúp cho thầy cô có nghiệp vụ sư phạm được nâng cao hơn và có kỹ năng điều hành các hoạt động dạy học.Đối với cha mẹ học sinh và cộng đồng thì có liên quan trực tiếp, có trách nhiệm tham gia với nhiều hoạt động và hỗ trợ nhà trường nhiều hơn. Đồng thời cha mẹ học sinh còn được tiếp nhận, bổ sung tri thức từ nhà trường thông qua học sinh.

Bên cạnh những thuận lợi, mô hình trường học mới VNEN đối với cấp THCS còn gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định: Vì đây là chương trình thử nghiệm nên còn thiếu tài liệu cho học sinh học (như sách hoạt động giáo dục) và vẫn còn 1 số chỗ chưa hợp lý.Học sinh thuộc vùng địa bàn là nông thôn nên khả năng giao tiếp vẫn còn hạn chế.Việc trang trí lớp học, đồ dùng học tập theo mô hình này cũng đòi hỏi nhà trường phải đầu tư kinh phí nhiều hơn so với các lớp học bình thường.Việc chuyển đổi từ phương pháp truyền thống sang phương pháp học tập tích cực 1 cách đột ngột, nên không khỏi gây cho giáo viên, học sinh và phụ huynh tâm lý hoang mang, sợ học sinh không tiếp thu được kiến thức bài học, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu.Việc học theo nhóm nên đó là điều kiện tạo cho 1 bộ phận nhỏ học sinh có cơ hội nói chuyện riêng và còn ỷ lại vào những bạn khá, giỏi.

Trao đổi với chúng tôi trong Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện thí điểmMô hình trường học mới tại Việt Nam được tổ chức vào thắng 3/2015 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết:Tuy mới triển khai trong một thời gian ngắn nhưng mô hình VNEN đang từng bước khắc phục những hạn chế như dạy theo lối truyền đạt kiến thức một chiều, nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người,v.v. Theo mô hình này, học sinh chủ động học tập và thường xuyên rèn luyện phương pháp tự học. Đây là tiền đề cho việc xây dựng xã hội học tập.Thêm nữa, học sinh được tự quản, được rèn luyện kỹ năng sống trong tập thể, kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng hợp tác, chia sẻ với nhau. Việc học không chỉ mang đến kiến thức, rèn kỹ năng sống, mà còn hình thành đạo đức, nhân cách cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm trong lớp học và ngoài xã hội.Mô hình này đáp ứng được nhiều yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, bước đầu đã được ứng dụng có hiệu quả ở các địa phương. Nhiều Sở GD-ĐT đã thấy mô hình này có tác dụng tốt và đã chủ động nhân rộng ra các trường không phải là đối tượng được thụ hưởng dự án.Tôi cho rằng việc thay đổi nhận thức, thay đổi cách làm cũ là khó khăn nhất.Khó khăn còn nhiều, nhưng chúng tôi rất mừng là ngay cả những nơi khó khăn nhất như miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên đều đã và đang áp dụng mô hình mới hiệu quả./.