Khởi kiện là khi cá nhân, tổ chức nhận thấy quyền, lợi ích của bản thân hoặc của người khác bị xâm hại sẽ làm đơn gửi đến Tòa án để yêu cầu được bảo vệ.


Khởi kiện thường nhắm bảo vệ những quyền và lợi ích trong các sự việc như ly hôn, tranh chấp về lao động, tranh chấp đất đai, những yêu cầu trong kinh doanh thương mại… thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Ở trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn về khởi kiện và hướng dẫn Quý vị viết mẫu đơn khởi kiện.

Đơn khởi kiện là gì?

Đơn khởi kiện là văn bản mà trong đó đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình khi bị xâm hại.

Đơn khởi kiện cần phải có những nội dung theo Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

– Ngày, tháng năm làm đơn

– Tên Tòa án tiếp nhận đơn

– Tên, nơi cư trú, số điện thoại của người khởi kiện

– Tên, nơi cư trú, số điện thoại của người có quyền, lợi ích được bảo vệ

– Tên, nơi cư trú, số điện thoại của người bị kiện

– Tên, nơi cư trú, số điện thoại của người có quyền, nghĩa vụ liên quan

– Nội dung khởi kiện, yêu cầu Tòa án.

– Tên, nơi cư trú, số điện thoại của người làm chứng

– Danh mục tài liệu, giấy tờ, chứng cứ kèm theo.

Đối với việc khởi kiện, việc đầu tiên cần phải nhắc đến đó là xem xét về quyền khởi kiện. quyền khởi kiện được chia làm 02 nhóm đó là nhóm khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình và nhóm khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác.

Để có thể viết được đơn khởi kiện theo đúng quy định, quý vị có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện tại Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.

Khi nào nộp đơn khởi kiện?

Căn cứ theo quy định tại Điều 186, Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì việc khởi kiện, nộp đơn khởi kiện sẽ được thực hiện khi cá nhân, tổ chức nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì có thể tự mình hoặc thông qua người khác để tiến hành khởi kiện

*

Nộp đơn khởi kiện ở đâu?

Khởi kiện thông thường sẽ là những vấn đề liên quan đến pháp luật dân sự. Và theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đơn khởi kiện sẽ được nộp đến Tòa án có thẩm quyền. Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ án vè hôn nhân gia đình, tranh chấp kinh doanh thương mại, đất đai, lao động…

Đơn khởi kiện sẽ chỉ được chấp thuận nếu có căn cứ đúng với quy định của pháp luật, mẫu đơn phù hợp và gửi đến Tòa án có thẩm quyền.

Để xác định về thẩm quyền của Tòa án, quý vị có thể tham khảo tại Mục 2, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Cách nộp đơn khởi kiện


Căn cứ theo Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về các cách thức nộp mẫu đơn khởi kiện đến Tòa án như sau:

1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;

b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).


Như vậy, Quý vị có thể nộp đơn khởi kiện theo các phương thức trên tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.

Mẫu đơn khởi kiện dân sự

Khi các tranh chấp về đất đai, nhà cửa, về giao dịch, ly hôn… đều là những thủ tục cần phải được giải quyết tại Tòa án. Và để được cơ quan này tiếp nhận, thụ lý và giải quyết người có yêu cầu cần phải nộp đơn khởi kiện và gửi đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Hiện nay, mẫu đơn khởi kiện có thể được viết bằng tay hoặc đánh máy tùy theo điều kiện của mỗi người nhưng cũng cần phải tuân theo một khuôn mẫu nhất định và những nội dung cần phải có. Kính mời Quý vị tham khảo những nội dung tiếp sau đây để hình dung rõ hơn về đơn khởi kiện.

Mẫu số 23-ds đơn khởi kiện

Mẫu đơn khởi kiện số 23 – DS được quy định trong Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự ngày 13 tháng 01 năm 2017. Văn bản này ban hành 93 biểu mẫu khác nhau và vẫn có giá trị sử dụng cho đến thời điểm hiện tại.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………

Người khởi kiện: (3)………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: (5)……………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ (6) ………………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)…………………………………………………………………

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)…………………………………………………………….

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Người làm chứng (nếu có) (12)……………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)……………………………………………

1…………………………………………………………………………………………………………………………………..

2…………………………………………………………………………………………………………………………………..

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) ………………….