hocketoanthue.edu.vn - Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn trở nên đãng trí, từ thiếu ngủ đến lạm dụng dược phẩm.

*

Trí nhớ ngắn hạn là gì: Trí nhớ ngắn hạn là trí nhớ giúp bạn lưu trữ và xử lý thông tin trong não bộ nhằm đạt được những mục tiêu ngắn hạn, ví dụ như hoàn thành các công việc trong ngày, nhớ tên hoặc số điện thoại của ai đó, hoặc nhớ xem bạn đã để chìa khóa nhà ở đâu.
*

Trí nhớ của bạn có ổn không: Nhiều người lầm tưởng rằng trí nhớ của mình có vấn đề, trong khi thực tế họ chỉ đang xao nhãng, mất tập trung. Để biết được mình có vấn đề về trí nhớ hãy không, bạn hãy thử tập trung cao độ. Nếu như đã tập trung cao độ mà bạn vẫn không thể lưu trữ được các thông tin ngắn hạn, có thể bạn đang gặp vấn đề về trí nhớ.
*

Lười vận động: Lưu thông máu giúp giữ cho não bộ linh hoạt và minh mẫn. Việc tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu đến não. Bạn càng năng động thì trí nhớ của bạn càng được cải thiện.
*

Lạm dụng chất cấm: Vì cần sa được hợp pháp hóa ở một số nước nên nhiều người lầm tưởng rằng cần sa không có hại. Tuy nhiên, cần sa là một dạng độc tố làm suy giảm trí nhớ. Cần sa gây suy giảm chức năng của mọi vùng não, đồng thời làm não già đi.
*

Các bệnh về tâm lý: Nếu bạn mắc trầm cảm, lo âu hoặc căng thẳng kéo dài, trí nhớ của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều trị các bệnh tâm lý không chỉ giúp cuộc sống của bạn tốt hơn mà còn giúp cứu lấy não bộ của bạn.
Thiếu ngủ: Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm trí nhớ ngắn hạn. Nếu bạn không ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày, bạn sẽ gặp rắc rối lớn. Não bộ tự “dọn dẹp” vào ban đêm khi bạn ngủ. Nếu bạn ngủ không đủ, não bộ sẽ không thể tự dọn dẹp và sẽ chứa đầy “rác”.
Bệnh Lyme: Bệnh Lyme là một bệnh truyền nhiễm qua vết đốt của bọ ve. Cá triệu chứng bệnh ban đầu bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu và mệt mỏi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ ngắn hạn.
Bệnh sa sút trí tuệ: Đa số những người khỏe mạnh sẽ không gặp phải các vấn đề thoái hóa thần kinh gây suy giảm trí nhớ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu bạn đã ngoài 60 tuổi và các các yếu tố rủi ro như bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc béo phì, bạn nên kiểm tra sức khỏe não bộ để xem mình có mắc bệnh sa sút trí tuệ hay không.
Dược phẩm: Nếu bạn có một lối sống lành mạnh, không sử dụng rượu bia và chất cấm gây hại cho não bộ mà vẫn cảm thấy mình ngày càng đãng trí, hãy thử nói chuyện với bác sĩ về loại dược phẩm mà bạn đang sử dụng. Thuốc cholesterol, thuốc giảm đau, thuốc huyết áp và thuốc ngủ là một vài trong số các dược phẩm có thể gây các vấn đề về trí nhớ.
Suy giáp: Khi bạn mắc bệnh suy giáp, mọi chức năng trong cơ thể bạn đều suy giảm. Tiêu hóa của bạn sẽ chậm lại, khiến bạn bị táo bón; các tế bào chậm phát triển khiến bạn bị rụng tóc; trao đổi chất trở nên trì trệ khiến bạn tăng cân; và trí nhớ của bạn cũng bị suy giảm.
Chế độ ăn uống kém: Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể gây viêm, từ đó ảnh hưởng xấu đến não bộ nói riêng và sức khỏe nói chung. Chứng viêm càng nặng thì trí nhớ của bạn sẽ càng kém./.
Cuộc sống Đó đây

Điểm danh những loài động vật có vòng đời ngắn ngủi nhất hành tinh

Kiều Anh/hocketoanthue.edu.vn


Chính trị Xã hội Thế giới Kinh tế Thể thao Văn hóa Giải trí Pháp luật Du lịch
Quân sự - Quốc phòng Sức khỏe Đời sống Podcast Doanh nghiệp Ô tô - Xe máy Góc nhìn Multimedia Công nghệ