So sánh vợ chồng A Phủ và Chí Phèo

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo là một trong những tác phẩm hay nhất trong đời văn của Tô Hoài và Nam Cao, đây là những tác phẩm thể hiện sự thấu hiểu về thân phận của con người và cuộc đời trước cách mạng của hai nhà văn, cùng theo dõi bài viết so sánh vợ chồng A Phủ và Chí Phèo để hiểu thêm tư tưởng của những nhà văn nổi tiếng này.

*

Nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Mở bài so sánh vợ chồng A Phủ và Chí Phèo

Trong chuyến đi đến những vùng cao Tây Bắc, Tô Hoài đã sống và làm việc cùng với những người dân vùng cao, ở nơi đó phong tục sinh hoạt, cuộc sống của con người nơi đây đã khiến nhà văn say mê, tìm hiểu tập quán của họ. Trong cuộc đời sáng tác của mình Tô Hoài đã để lại nhiều tác phẩm để đời, trong số đó phải kể đến Vợ Chồng A Phủ một trong những tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. Tác phẩm đã đưa Tô Hoài trở thành một trong những nhà văn được yêu thích và mến mộ nhất.

Soạn vợ chồng A Phủ chi tiết, đầy đủ

Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ

Thân bài vợ chồng A Phủ và Chí Phèo

Đây là một câu chuyện giàu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, câu chuyện kể về Mị một cô gái Mèo xinh đẹp, tài hoa, nhưng gặp phải tình cảnh trớ trêu là nhà quá nghèo nên Mị phải làm con dâu gạt nợ cho gia đình nhà thống lý Pá Tra. Bố mẹ Mị cưới nhau, nợ nhà thống lý Pá Tra tiền vì vậy để trả nợ, Mị phải chấp nhận cuộc sống của một cô con dâu gạt nợ.

Thân phận của Mị trở nên rẻ rúng bèo bọt, nội tâm của cô Mị ngày một héo mòn tàn tạ, Mị phải làm việc quần quật suốt ngày suốt đêm. Mị bị tra tấn về cả thể xác lẫn tinh thần chính vì vậy đầu óc cô trở nên tê dại, mất dần ý thức, đã có những lúc Mị nghĩ quẩn muốn ăn lá ngón tự tử nhưng nghĩ đến ba nên Mị lại phải cắn răng chịu đựng để có thể làm việc trả nợ cho nhà thống lý Pá Tra.

Thanh xuân của Mị, tuổi trẻ của Mị cũng theo năm tháng phôi pha dần, những ước mơ khát vọng tuổi trẻ trong Mị dường như bị dập tắt khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lý. Trong tác phẩm, đoạn miêu tả đêm tình mùa xuân là đoạn tiêu biểu, đây là đoạn văn miêu tả khát vọng bừng sống trỗi dậy trong trái tim khát khao yêu đời, yêu cuộc sống của Mị. Mùa xuân luôn mang đến cho con người ta sức sống tràn trề, đầy hy vọng, và trở nên yêu đời, yêu người hơn.

Văn mẫu 12: phân tích chi tiết vợ chồng A Phủ

Phân tích giá trị nhân đạo trong vợ chồng A Phủ

Mị cũng không phải là ngoại lệ, Mị cảm thấy biết bao tủi nhục, đau khổ như được giải tỏa được vượt thoát lên khỏi đời sống tầm thường hàng ngày, Mị cũng muốn đi chơi, cũng muốn diện váy đẹp, cũng muốn được là chính mình trong chuỗi cuộc đời đầy tủi nhục và đau khổ. Tâm lý Mị bắt đầu biến động nhất khi có hơi men, sau bao nhiêu năm sống vùi trong kiếp con rùa lầm lũi nơi xó cửa, Mị vẫn ý thức được mình vẫn thổn thức, mong đợi da diết qua tiếng sáo gọi bạn tình, Mị cảm thấy như tâm hồn được trẻ lại, yêu đời, vô tư lự. Tiếng sáo đưa Mị vượt thoát khỏi hoàn cảnh tủi hổ, đau khổ hàng ngày để có thể được một lần sống làm người tự do, thoát khỏi cảnh con dâu gạt nợ.

*

A Phủ và Mị

Tuy nhiên mùa xuân dù có tươi đẹp đến đâu dù có hấp dẫn đến đâu thì vẫn không thể thay đổi được hoàn cảnh của Mị. Mị vui với mùa xuân bằng cách uống rượu một cách ừng ực trong căn buồng tối tăm chật hẹp với cái cửa sổ chỉ bằng cái ô vuông nhỏ, cách Mị uống rượu nói lên bao nỗi cay đắng tủi nhục dồn nén, chất chứa trong tâm khảm của Mị. Mị uống để quên đi quá khứ đau khổ, quên đi những ngày tháng tủi nhục, quên đi thân phận tôi đòi của mình, quên mọi thứ để có thể chìm đắm trong men say, chìm đắm trong ký ức, kỷ niệm không thể nào quên trước đây.

Thuở trước Mị từng là cô gái rất xinh đẹp, nết na hiền dịu, vào những đêm tình mùa xuân, trai làng đến nhà Mị nhẵn cả vách cửa, nhưng giờ đây cô Mị ngày nào giờ đã trở thành tù nhân của những luật lệ, gông cùm, Mị thèm được tự do về tâm hồn nhưng gông cùm về luật lệ đã trói chặt Mị lại khiến Mị cảm thấy cuộc sống thật ngột ngạt tối tăm.

A Sử người mua Mị về nhà đã nhìn thấy những dấu hiệu thay đổi trong Mị, A Sử đã cư xử thô bạo với Mị, trói chặt Mị vào cái cột trong nhà, không hề để ý đến những cảm xúc hay những biểu hiện trên nét mặt của Mị, đó không phải là tình yêu mà đó là sự ứng xử thô bạo khiến Mị cảm thấy thân phận của mình thật nhỏ bé, tồi tàn. Mị là cô gái đẹp, dịu dàng nhưng lại có số phận bất hạnh, chịu nhiều cay đắng tủi nhục, chỉ vì món nợ truyền kiếp mà cô phải trả cho cha mẹ, cô xứng đáng có được một cuộc sống hạnh phúc nhưng số phận trêu người khiến cô trở thành một cô gái đẹp, tài năng nhưng bất hạnh.

Tóm tắt vợ chồng A Phủ hay nhất

Hoàn cảnh sáng tác vợ chồng A Phủ

Trong nhà A Sử vừa đưa về một người đó là A Phủ, A Phủ là một thanh niên khỏe mạnh cường tráng, có tương lai, nhưng trong trận đánh nhau xích mích với A Sử, A Sử và A Phủ đánh nhau cuối cùng bị thua đưa về trói trong nhà A Sử. Một đêm mùa đông trên rẻo cao, trong một lần thức giấc Mị dậy thổi lửa thì nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói đứng trên cột, trong đêm tối mịt mù, một dòng nước mắt lấp lánh chảy tràn trên gương mặt A Phủ. Dòng nước mắt ấy đã khiến cho trái tim của Mị tan chảy sao khoảng thời gian băng giá trong tâm hồn vì cuộc đời, vì sựđày đọa cả thể xác lẫn tâm hồn.

Nhìn thấy cảnh ấy, Mị cảm thấy xúc động xúc động vì nghĩ đến hoàn cảnh của mình cũng không khác gì A Phủ vậy nên trong lòng Mị gợi dậy sự cảm thông, sự xót thương, những yếu tố đó đã khiến Mị nhận thức được tình cảnh hiện tại của mình, nếu không thoát khỏi tình cảnh này chắc chắn cả đời Mị sẽ không bao giờ được tự do, tự tại. Lòng quyết tâm và ý chí đó đã khiến Mị tiến hành một bước táo bạo là cắt dây trói cho A Phủ, hai người rủ nhau chạy trốn, và thoát khỏi vùng đất Hồng Ngài đầy rẫy những luật lệ hủ tục lạc hậu. Điều đó đồng nghĩa với việc thoát khỏi chốn địa ngục trần gian đầy rẫy những sự phức tạp, xiềng xích gông cùm.

*

So sánh vợ chồng A Phủ và Chí Phèo

Việc Mị cắt dây trói cho A Phủ là Mị đã cắt đi sợi dây thần quyền và cường quyền đang trói chặt chính bản thân mình và A Phủ, sợi dây ấy vô tình ràng buộc sự tự do của con người biến con người trở thành nô lệ tư tưởng của những luật lệ vô lý mà bọn ác bá cường quyền đưa ra. Mị là một cô gái dũng cảm, gan dạ, và thông minh, hành động của Mị chứng tỏ cô là một cô gái mạnh mẽ kiên trì và biết được mình cần gì, mình nên làm gì và mình nên ứng xử như thế nào với chính mình và người mình nên giúp đỡ.

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã phản ánh chân thực giá hiện thực sâu sắc về cuộc sống của người dân miền núi trong xã hội cũ, đó là xã hội của nhiều tục lệ, hủ tục lạc hậu nhằm ràng buộc tư tưởng của con người để thống trị để dễ sai bảo, khiến con người u mê, bị biến thành nô lệ. Tư tưởng đó chỉ khiến cho con người trở thành những người sống không có lý tưởng, hoài bão và ước mơ ngay trong cuộc sống muôn hình muôn vẻ này.

Nhà thống lý Pá Tra đại diện cho thế lực cường quyền ở miền núi, họ sử dụng bạo lực và hủ tục để ràng buộc con người, chính vì điều đó mà họ đã gây ra biết bao tội ác, gieo rắc biết bao nỗi đau cho con người, đặc biệt là những người dân vùng cao thật thà chân chất, chịu khó chăm chỉ. Thông qua cuộc đời của Mị, Tô Hoài diễn tả sinh động quá trình vươn ra đi tìm ánh sáng cách mạng của người dân nghèo Tây Bắc, với họ chỉ có thể rời khỏi vùng đất đó thì mới tìm được cuộc sống, tương lai của chính mình, bởi chỉ khi họ nhận thức được số phận, thay đổi tư duy tư tưởng thì cuộc sống của họ mới có thể thay đổi và trở nên tươi sáng, hạnh phúc hơn.

Hoàn cảnh ra đời Chí Phèo

Soạn bài Chí Phèo siêu ngắn

Tô Hoài cũng khẳng định, khi một con người bị dồn vào chân tường, bị dồn vào chỗ nguy hiểm thì người ta bằng mọi cách sẽ vươn dậy để tự bảo vệ chính mình bằng sức mạnh về thể chất lẫn tinh thần, chỉ có như vậy thì họ mới có thể trở thành những con người tự do, và tự tạo dựng cuộc sống của mình.

Trong văn học Việt Nam trước cách mạng, Nam Cao là một nhà văn đầy sáng tạo và dấn thân, cùng viết về đề tài người nông dân như bao nhà văn khác cùng thời, nhưng ông đã xây dựng hình ảnh một người nông dân hoàn toàn khác, bằng cách nhìn hiện thực và sự trải nghiệm của chính mình, ông nhìn thấy người nông dân không chỉ đói khát, bần cùng về vật chất, tinh thần mà còn bị tha hóa về cả nhân hình lẫn nhân tính.

Chí Phèo sinh ra là một anh canh điền không thước đất cắm dùi chỉ vì với thân phận làm thuê, vì sự ghen tuông vô cớ của Bá Kiến mà Chí bị đẩy vào nhà tù thực dân, những năm tháng ở tù Chí đã biến thành một con người hoàn toàn khác, từ một anh canh điền hiền lành có ước mơ khát khao, Chí đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại chuyên đi phá phách, uống rượu phá hoại cuộc sống của con người, Chí Phèo mất tất cả, mất nhân hình và mất luôn nhân tính. Nam Cao đã đặc biệt thành công khi khai thác tận cùng nỗi đau của người nông dân trước cách mạng, nỗi đau ấy chỉ khi họ trải qua họ mới thấu hiểu, bởi khi mất tất cả con người ta mới thấm thía được giá trị của sự trân trọng của tiếng nói được khao khát lắng nghe, được giúp đỡ và hỗ trợ.

*

Chí Phèo và Thị Nở

Qua nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã vạch ra một xã hội hiện thực thối nát đương thời. Ở đó bọn thống trị đã chà đạp lên quyền sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc của con người, chúng coi con người như nô lệ, như một công cụ để dễ bề sai khiến, làm việc, đây là điểm trùng hợp giữa phát hiện của Nam Cao với Tô Hoài, xã hội phong kiến xưa từ miền núi cho đến đồng bằng đều trở tồn tại và xuất hiện những tầng lớp thống trị gian ác luôn muốn bóp nghẹt sự sống của con người. Cuối tác phẩm Nam Cao kết thúc câu chuyện bằng cái chết của Chí Phèo, Chí tự kết liễu cuộc đời mình tức là Chí nhận thức được mình sống mà không còn gì trong cái xã hội đầy rẫy những định kiến và ác cảm như thế. Nam Cao đã có cái nhìn sâu sắc và tinh tế khi nhìn thấu đáo mọi vấn đề để có thể viết nên những trang hay nhất, xúc động nhất về nhân vật Chí Phèo, một nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

Hiện thực trong tác phẩm Chí Phèo là một hiện thực tàn khốc và cay đắng, ở đó số phận con người bị chà đạp một cách trắng trợn, con người không có quyền được sống, được tự do, được làm theo những gì mình muốn, mà họ phải chiều lụy phải đi làm thuê, làm cu li cho giai cấp thống trị chính điều đó đã khiến cho họ trở thành những con người có số phận bần cùng trong xã hội. Nam Cao bằng cách nhìn sắc sảo đã phơi bày hiện thực trần trụi trong chính tác phẩm của mình, đồng thời nhà văn lên tiếng bênh vực quyền được sống, quyền được tự do của con người, những quyền đó là điều mà con người cần. Với hiện thực tàn khốc như vậy, Nam Cao đã trở thành một trong những cây bút xuất sắc viết hay và đặc sắc về số phận của người nông dân trong xã hội cũ.

Tóm tắt Chí Phèo đầy đủ nhất

Phân tích nhân vật Chí Phèo

Kết bài so sánh Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo Cả hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo đều là những tác phẩm giàu tính nhân đạo tố cáo tội ác của giai cấp thống trị và đề cao khao khát được sống một cuộc sống hạnh phúc của con người. Những trang văn, những trang đời nóng hổi yêu thương xót xa cho thân phận của con người trong xã hội cũ đã khiến cho Tô Hoài và Nam Cao trở thành một trong những nhà văn nhân đạo, cây bút xuất sắc trong văn học Việt Nam khi lên tiếng bênh vực, bảo vệ thấu hiểu cảm thông cho con người. Kết thúc của tác phẩm tác giả đã làm hài lòng người đọc về một tương lai tốt đẹp hơn đến với nhân vật của mình, với Vợ chồng A Phủ là hình ảnh A phủ và Mị trốn khỏi Hồng Ngài, với Chí Phèo là hình ảnh là nhân vật chính tự kết liễu để giải thoát cho mình. Mỗi tác phẩm có những sức hấp dẫn và thể hiện sự sáng tạo mãnh liệt của chính tác giả.