Trong giao tiếp, kỹ năng nói chuyện hài hước sẽ giúp bầu không khí trở nên sôi nổi hơn. Một câu chuyện cười đúng lúc có thể phá tan sự căng thẳng, khiến mọi người thân thiết với nhau.

Bạn đang xem: Làm sao để trở thành người hài hước

Nhưng đã bao giờ bạn kể một câu chuyện cười mà người cười duy nhất lại chính là …bạn chưa? Cảm giác khi ấy thật xấu hổ và thất vọng phải không ?

Lời bạn thốt lên mà chính bạn cũng cảm thấy nó thật nhạt nhẽo, vô vị. Vậy làm thế nào để nói chuyện hài hước, có duyên và thu hút hơn trong mắt người khác?

Hãy cùng Yeah Online Coffees tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

TẠI SAO BẠN KHÔNG THỂ NÓI CHUYỆN HÀI HƯỚC?

*

Bạn đang nhìn sự vật, sự việc xung quanh với góc nhìn quá logic và nghiêm túc. Thực tế, sự hài hước luôn tồn tại ngay trước mặt chúng ta, ở mọi lúc mọi nơi.

Và những người hài hước thì luôn biết tìm thấy sự hài hước đó bởi họ thường có cái nhìn rất vui vẻ và sinh động với cuộc sống.

Cùng một câu nói của ai đó nhưng người hài hước cũng sẽ phản ứng khác những người nghiêm túc.

Ví dụ:

– “Em bao nhiêu tuổi?”

– “Dạ em 26 ạ!”

– “Thế là kém anh 2 tuổi rồi, anh sinh năm …”

Thật nhạt nhẽo phải không? Một người hài hước có thể sẽ đáp lại như sau:

– “Dạ em 26 ạ”

– “Thật vậy á? Em không đùa đấy chứ, thế mà anh cứ nghĩ em vẫn đang đi học, chỉ 21, 22 là cùng”.

Vì vậy, để nói chuyện hài hước hơn thì bạn cần biết chuyển từ góc nhìn nghiêm túc sang hài hước, thú vị.

Khi ai đó kể một câu chuyện, bạn hãy thử nghĩ nó theo một cách hài hước. Thậm chí, khi gặp một tình huống không may xảy ra, bạn cũng nên nghĩ theo một cách nhẹ nhàng, hay ho.

HỌC HỎI TỪ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

*

Môi trường là một trong những yếu tố quan trọng nhất hình thành nên tính cách của bạn. Bạn bè của những người hài hước cũng thường là những người hài hước.

Và họ sẽ lây nhiễm sự hài hước từ những thông tin mà họ xem, từ bạn bè mà họ chơi cùng.

Ngoài ra, bạn cũng nên cập nhật nhiều tin tức thú vị, mới mẻ trên mạng hoặc trong cuộc sống để đem ra “tấu hài” với bạn bè.

Rồi dần dần, sự hài hước sẽ trở thành bản năng và con người của bạn. Bạn hoàn toàn có thể sáng tạo ra nhiều câu nói hài hước khi “chém gió” với bạn bè.

PHƯƠNG PHÁP NÓI CHUYỆN HÀI HƯỚC

1. Sử dụng cử chỉ và giọng điệu “hài hước”

Tiết tấu câu chuyện là một phần của nghệ thuật nói chuyện hài hước. Đó là sự nhanh chậm, ngắt giọng đúng lúc để tạo ra một nhịp điệu phù hợp, tạo tính hài cho câu chuyện.

Bên cạnh đó, giọng điệu cũng là một yếu tố bạn nên lưu ý để câu chuyện trở nên vui vẻ hơn.

Câu chuyện vui thường được kể với giọng trầm, nhịp điệu nhanh. Và đôi lúc, chỉ cần một sự nhấn mạnh đúng chỗ là đã có thể khiến người khác thấy buồn cười.

Cùng với đó, bạn hãy sử dụng cử chỉ tay và khuôn mặt thật biểu cảm và hài hước. Ở trong các vở hài kịch, ngoài một kịch bản hài hước thì sự diễn xuất và giọng điệu dí dỏm cũng tác động lớn đến khả năng gây cười.

Rất nhiều câu chuyện nhàm chán trở nên hấp dẫn chỉ vì từ ngữ đã được thay đổi bằng những từ độc đáo, thú vị, ngộ nghĩnh hơn.

Vì thế, bạn nên sử dụng từ ngữ có tính tạo hình, gợi cảm xúc, từ láy…để câu chuyện trở nên sinh động hơn.

Xem thêm: Trường Đại Học Đồng Nai Tuyển Sinh 2017, Phương Án Tuyển Sinh Đại Học Đồng Nai Năm 2017

2. Kể chuyện cười

*

Kể một câu chuyện cười hay có thể khuấy động bầu không khí, khiến cuộc trò chuyện thuận lợi.

Trước tiên, bạn phải biết được một số câu chuyện hay liên quan tới công việc hay cuộc sống, sau đó tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà sử dụng linh hoạt.

Khi kể chuyện cười nhất định phải kể rõ ràng nhưng ngắn gọn, càng ngắn gọn càng tốt. Nhiều người khi kể chuyện cười lại thường kể dài dòng, thiếu mạch lạc khiến người nghe không hiểu.

Vì thế, đã là chuyện cười vui vẻ thì không nên làm phức tạp.

Khi kể chuyện cười, nếu chưa bắt đầu hoặc chưa kể xong mà bản thân đã không nhịn được cười thì hiệu quả hài hước sẽ không còn. Càng giữ thái độ bình thản thì câu chuyện sẽ càng thú vị hơn.

3. Nói chuyện hài hước có chừng mực

*

Khi hài hước cũng cần phải chú ý chừng mực, không phải trường hợp nào cũng có thể hài hước.

Hài hước không đúng lúc đúng chỗ thì không những không đạt được hiệu quả mà còn dễ dàng khiến bạn lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

4. Chú ý thân phận

*

TẢI VỀ NGAY >> Nhung-cau-noi-hay-nhat-ve-cuoc-song-lam-thay-doi-cuoc-doi-ban.pdf(15164 downloads)

Nếu lời bạn nói ra không thích hợp với thân phận của bạn hoặc của người ấy, người nghe sẽ cảm thấy xấu hổ, thậm chí mất thiện cảm.

Khi muốn nói chuyện hài hước, bạn nên nói với ngữ khí thích hợp, chú ý địa vị của người nghe.

Khi tàu sắp vào ga, nhân viên trên tàu nhắc nhở: “Đây là ga XX, hành khách xuống tàu chú ý không để quên hành lý. Nếu quên, chúng tôi sẽ thu nhận tất cả số hành lý đó”.

Hành khách nghe xong đều cười to, sau đó ai nấy đều cẩn thận kiểm tra hành lý của mình.

Câu nói hài hước của nhân viên trên tàu không chỉ phù hợp với thân phận mà còn khiến hành khách rất thoải mái tự kiểm tra lại hành lý.

5. Giữ chừng mực và nguyên tắc

Khi nói đùa, bạn nhất định phải cân nhắc qua hoàn cảnh và đối tượng trò chuyện. Cách chúng ta nói đùa hài hước với người mới quen cũng không thể giống với bạn thân.

Nhiều người nghiêm túc không quá thích hài hước thì bạn cũng nên giữ chừng mực. Nếu không, ta có thể vô tình làm tổn thương họ hoặc gây hiểu nhầm bởi những lời nói đùa.

DƯỚI ĐÂY LÀ NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ KHI NÓI CHUYỆN HÀI HƯỚC

– Không mang sức khỏe của người khác ra để đùa, kể cả với người có quan hệ tốt.

– Không nói về những vấn đề có tính tranh luận, trừ khi bạn hiểu rõ lập trường của đối phương, nếu không thì không nên mang chuyện này ra nói đùa vì sẽ dễ gây căng thẳng.

– Không nên bàn tán chuyện riêng tư của người khác, đặc biệt là chuyện không hay. Hành động này sẽ làm tổn thương lòng tự tôn của người đó.