Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm, khí hậu đặc biệt khắc nghiệt vào mùa hè. Với những ngôi nhà sử dụng mái tôn thường có nguy cơ hấp thụ nhiệt rất cao, đặc biệt là vào mùa nắng nóng, khí hậu trong nhà có thể ở mức 50-60oC ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Việc thiết yếu cho những gia đình sử dụng mái tôn chính là phải chống nóng cho mái tôn. Bài viết này Cát Tường Corp sẽ giới thiệu tới bạn 7 biện pháp chống nóng cho nhà mái tôn hiệu quả.

1. Sử dụng túi khí cách nhiệt Cát Tường

Biện pháp chống nóng cho mái tônkhông thể bỏ qua chính là túi khí cách nhiệt Cát Tường, dòng sản phẩm này được sản xuất và phân phối bởi Công ty cách nhiệt Cát Tường. Sản phẩm sử dụng vật liệu nhôm nguyên chấtcó khả năng cách nhiệt lên tới 97%, ngăn cản tối đa lượng nhiệt hấp thụ vào bên trong không gian nhà bạn. Sản phẩm có tuổi thọ lên tới 15năm, hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết và không biến đổi thành phần gây ảnh hưởng sức khỏe.

Cách nhiệt túi khí được đóng gói theo cuộn rất dễ vận chuyển vàthi công. Đối với mái tôn hiện hữu, bạn có thể sử dụng tấm cách nhiệt bắn trực tiếp ngay dưới tôn để chống nóng hoặc làm khung để tạo khoảng không giúp chóng nóng hiệu quả hơn. Đối với mái tôn đang chuân bị thi công, bạn nên bắn tấm cách nhiệt lên xà gồ sau đó lợp tôn và cố định lại chắc chắn hơn, vừa giữđược thẩm mỹ.

Ngoài ra, giá thành sản phẩm ở mức 20.000 - 35.000 đồng/m2, phù hợp với đa số các công trình như: nhà ở, khu công nghiệp, nhà xưởng, kho hàng, chuồng trại chăn nuôi...

*

Cách nhiệt cho mái tôn bằng tấm cách nhiệt

2. Trồng cây dây leo lên mái nhà

Chống nóng cho mái tôn theo hơi hướng "công trình xanh" khá được yêu thích ở các nước châu Âu giúp ngôi nhà trở nên mát mẻ vàgần gũi với thiên nhiên. Việc trồng cây dây leo trên mái nhà cũng được nhiều gia đình khu vực nông thôn áp dụng với mong muốn làm mát ngôi nhà, khiến ngôi nhà trở nên xinh xắn, dễ thương.

Tuy nhiên, khi trồng cây dây leo trên mái nhà cần lam sàn cho dây leo để tránh trường hợp nhiệt độ nắng nóng trên mái làm héo và chết cây trồng. Chưa kể, cần thiết kế đường ống thoát nước hợp lý vào mùa mưa để trách lá rụng làm tắc nghẽn đường ống. Đồng thời, khi trồng cây dây leo trên mái chủ nhà sẽ phải đối mặt với các loại côn trùng, động vật nguy hiểm rắn, muỗi...

*

Trồng dây leo làm mát cho mái tôn

3. Sơn chống nóng cho mái nhà

Một trong cácbiện pháp chống nóng cho mái tôn hiệu quả nhất hiện nay có thể kể đến sơn chống nóng mái tôn. Hiện naytrên thị trường, các hãng sản xuất sơn đã cho ra mắt rất nhiều loại sơn có tác dụng chống nóng nahwfm mục đích phục vụ nhu cầu chống nóng của người dân.Việc phun loại sơn này lên mái tôn có thể làm giảm sự hấp thụ nhiệt của mái giúp giữ không gian mát mẻ bên trong căn nhà.

Việc thi công sơn chống nóng cho mái tôn khá đơn giản, chỉ cần làm sạch và khô mái tôn để đảm bảo độ bám dính và mịn đẹp lớp sơn. Tôn lợp nhà thường có sóng nên cần chú ý khi phun sơn để đảm bảo đều màu và độ dày cho cả mái tôn. Mặt khác, sản phẩm sơn chống nóng cho mái khá hạn chế về màu sắc, nếu bạn đang hài lòng với màu mái tôn hiện tại có thể tìm hiểu các phương pháp chống nóng khác.

*

Phun sơn chống nóng cho mái tôn

4. Phun nước lên mái tôn để chống nóng

Rất nhiều gia đình lựa chọn giải pháp phun nước lên mái tôn để chống nóng trong những ngày hè oi ả, mỗigia đình có thể lắp từ 1 – 2 bộ, thậm chí là nhiều hơn. Loại vòi này cũng giống như hệ thống phun nước tự động, vào thời gian nắng nóng cao điểm vòi sẽ tự động phun nước để làm mát mái tôn, giúp ngôi nhà của bạn trở nên mát mẻ hơn.

Tuy nhiên, giải pháp này thì khá tốn kém bởi mỗi bộ phun nước có giá khá đắt, khoảng 4 triệu đồng. Bên cạnh đó các bạn còn phải trả thêm tiền điện và nước. Do đó, giải pháp này chỉ thích hợp với các hộ gia đình có điều kiện khá giả hoặc sử dụng nước giếng khoan.

*

Hệ thống phun nước tự động mái tôn

5. Làm trần nhựa, trầnthạch cao

Trần nhựa, trần thạch cao cũng làbiện pháp chống nóng cho mái tônđang rất được ưa chuộng hiện nay bởi nó vừa có tính thẩm mỹ lại có hiệu quả chống nóng tuyệt vời.Trần thạch cao có 2 loại là trần nổi và trần chìm, cảhai loại trần này đều được sử dụng rất phổ biến bởi nó có thể tạo được các đường nét trang trí. Tuy nhiên, mức giá thành của loại trần này hơi cao, khoảng 150.000 đồng/m2 trở lên.

So với trần thạch cao thì trần nhựa có giá rẻ hơn. Trần nhựa cũng có hai loại là trần có xốp và không có xốp. Loại có xốp thì đắt hơn nhưng bù lại nó có khả năng cách nhiệt và cách âm khá tốt. Giá của loại trần nhựa có xốp là khoảng 145.000 đồng, tùy vào độ dày của xốp.