Con ngoài giá thú là con sinh ra không trong thời kì hôn nhân hợp pháp. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn cho rằng, con ngoài giá thú là con được sinh ra ngoài thời điểm kể từ khi vợ chồng làm đám cưới hoặc không được gia đình bên chồng công nhận. Cách hiểu như vậy là chưa đúng bởi vì, theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, thời kì hôn nhân hợp pháp được pháp luật thừa nhận kể từ thời điểm có giấy chứng nhận đăng kí kết hôn, không kể họ đã làm đám cưới hay chưa.

Với một nguyên tắc cơ bản của pháp luật đó là tôn trọng và bảo vệ quyền trẻ em nên pháp luật hôn nhân gia đình ghi nhận sự bình đẳng của con trong giá thú và con ngoài giá thú. Đối với việc khai sinh cho con, đây vừa là giấy tờ căn bản cần có và vừa là quyền lợi của đứa trẻ. Vì vậy, một trong những vấn đề nhiều người quan tâm đó là thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú sẽ như thế nào?

*

Căn cứ pháp lý khai sinh cho con ngoài giá thú

Nghị định số 58/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịchLuật hộ tịch năm 2014Luật hôn nhân và gia đình năm 2014Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịchThông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CPBộ luật dân sự 2005Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

Theo quy định của Nghị định số 58/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, để đảm bảo quyền được khai sinh cho trẻ em khi sinh ra, con trong giá thú và con ngoài giá thú đều bình đẳng về việc được đăng ký khai sinh mà không có bất kỳ sự phân biệt nào cả, cụ thể thủ tục đăng ký khai sinh được quy định chung như sau:

Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha.Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Theo quy định tại Điều 15 nghị định 123/2015/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, có quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau:

Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Như vậy, nếu muốn đăng ký khai sinh cho con luôn thì có thể để trống phần thông tin người cha và chỉ khai theo thông tin của người mẹ.

Nếu cha của đứa trẻ cũng muốn nhận con ngay tại thời điểm đi đăng ký khai sinh thì có thể thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 25 – Luật Hộ tịch 2015 như sau:

Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Theo đó, trong tình huống thực tế, cha của cháu bé tuy chưa kết hôn với mẹ nhưng có văn bản thỏa thuận của mẹ đồng ý để cha nhận con và thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha cho con thì pháp luật sẽ công nhận anh này là cha của cháu bé, đồng thời tên của người cha sẽ được thể hiện trên giấy khai sinh, họ của cháu có thể theo họ cha hoặc mẹ tùy theo lựa chọn của gia đình.

Như vậy, khi đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú bạn sẽ phải làm đồng thời hai thủ tục là thủ tục đăng ký khai sinh cho conthủ tục nhận cha con.

*

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú

Hồ sơ đăng ký khai sinh cho con bao gồm:

Giấy khai đăng ký khai sinh (theo mẫu)Giấy chứng sinh(Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh)

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ nếu trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Thủ tục nhận Cha Con

Hồ sơ thủ tục nhận Cha cho Con ba gồm:

Tờ khai (theo mẫu)Văn bản có sự đồng ý của người mẹGiấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.

Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.

Trong thực tế, khi làm thủ tục nhận Cha cho Con, thường xảy ra 2 trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Việc nhận cha cho con do các bên tự nguyện và không có tranh chấp được thực hiện tại UBND cấp xã theo quy định tại Điều 34, Nghị định số 58 như sau:

Người nhận cha cho con nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), trường hợp nhận cha cho con chưa thành niên phải có sự đồng ý của người đang là mẹ của đứa trẻ, trừ trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, đồng thời phải xuất trình các giấy tờ sau đây: Giấy khai sinh của người con; Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha – con (nếu có).Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha cho con là đúng sự thật và không có tranh chấp UBND cấp xã đăng ký việc nhận cha cho con. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.Khi đăng ký việc nhận cha cho con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt và UBND xã sẽ cấp Quyết định công nhận việc nhận cha cho con.

Căn cứ vào Quyết định công nhận này, các bên có thể đề nghị UBND xã đăng ký bổ sung phần ghi thông tin người cha trên Giấy khai sinh cho trẻ em.

Trường hợp thứ hai: Các bên không tự nguyện trong việc nhận cha cho con, tức là có tranh chấp về việc nhận cha cho con, có thể là người cha không thừa nhận đứa con hoặc người mẹ không đồng ý về việc nhận cha cho con của mình đối với trường hợp con chưa thành niên hoặc người con không đồng ý nhận cha khi đã thành niên hoặc có người thứ ba cùng yêu cầu nhận cha cho con. Trường hợp này, người có yêu cầu nhận cha cho con phải làm đơn khởi kiện ra Tòa án cấp huyện.

Đây là một loại án hôn nhân gia đình, cụ thể là tranh chấp về xác định cha cho con do TAND có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và Tố tụng dân sự.

Trường hợp này, người yêu cầu phải cung cấp các chứng cứ chứng minh quan hệ cha – con, ví dụ như: thư từ trao đổi giữa cha mẹ có tình cảm yêu đương, thời điểm quan hệ giữa hai người, thông báo việc có thai, trao đổi về trách nhiệm nuôi con… hoặc kết quả xét nghiệm ADN.

Cơ quan có thẩm quyền phụ trách

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.”

Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha.

Thời hạn đăng ký

Theo Khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch năm 2014 quy định chung về trách nhiệm đăng ký khai sinh thì: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Do vậy, cha mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú và phải tiến hành đăng ký khai sinh trong 60 ngày kể từ ngày sinh con ngoài giá thú.

Vợ có quyền ngăn cản chồng nhận con ngoài giá thú không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền nhận con:

Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.

Do đó, trong tình huống ở ngoài thực tế, người chồng có quyền nhận con ngoài giá thú với người phụ nữ khác mà không cần phải có sự đồng ý của người vợ. Chính vì vậy, người vợ đương nhiên không có quyền ngăn cản không cho đứa bé mang họ của chồng vì việc con ngoài giá thú mang họ cha hay mang theo họ mẹ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người chồng và người phụ nữ kia, người vợ không có quyền quyết định trong trường hợp này.

Kết luận

Căn cứ vào các quy định liên quan, người cha có thể làm khai sinh cho con ngoài giá thú và để con mang họ cha cũng như là để cho người cha này đứng tên trên là cha của trẻ trên giấy khai sinh của bé và gia đình sẽ làm giấy khai sinh cho đứa trẻ tại nơi người mẹ đăng ký thường trú.

Còn nếu như muốn đứa con này được nhập hộ khẩu vể với người cha thì phải được chủ hộ đồng ý thì mới có thể cho đứa trẻ này nhập hộ khẩu về địa chỉ đăng ký thường trú của người cha.