Trong thời kì bao cấp cơ chế quản lý kinh tế của nước ta chính là cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Kinh tế tư nhân dần bị xoá bỏ trong nền kinh tế, nhường chỗ cho kinh tế nhà nước chỉ huy.


Kinh tế nước ta trải qua nhiều giai đoạn khác nhau theo sự thay đổi và biến động của tình hình chính trị. Trong đó phải kể đến nền kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường.

Qua nội dung bài viết đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi xin so sánh kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường để bạn đọc có cái nhìn bao quát về vấn đề.

Kinh tế bao cấp là gì?

Trước khi so sánh kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường bài viết xin làm rõ hai khái niệm kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường là gì để bạn đọc hiểu vấn đề hơn.

Sau cuộc chiến tranh dai dẳng và khốc liệt của nhân dân ta với các quốc gia lớn trên thế giới như thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nhiều quân đội của các nước đồng minh khác khi thông nhất đất nước, toàn thể nhân dân ta bước vào giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước. Thời kì đó gọi là thời kì bao cấp, nước ta xây dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội giống như Liên Xô (cũ).

Trong thời kì bao cấp cơ chế quản lý kinh tế của nước ta chính là cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Kinh tế tư nhân dần bị xoá bỏ trong nền kinh tế, nhường chỗ cho kinh tế nhà nước chỉ huy. Trong nền kinh tế bao cấp, thương nghiệp tư nhân bị loại bỏ, hàng hoá được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành, hạn chế đến thủ tiêu việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hóa từ địa phương này sang địa phương khác.

Kinh tế thị trường là gì?

Năm 1986 đất nước đổi mới và phát triển. Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Ở nền kinh tế thị trường, trong trường hợp lượng cầu hàng hoá lớn hơn lượng cung thì giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung.

Đơn vị sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn đồng nghĩa với việc có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất. Ngược lại, những đơn vị sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả thì sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp dẫn đến khả năng cạnh tranh kém, bị đào thải nhanh chóng.

*

Điểm giống nhau giữa kinh tế thị trường và kinh tế bao cấp

Dù là kinh tế bao cấp hay kinh tế thị trường đều thuộc sự quản lý và chi phối điều khiển bởi Nhà nước nhằm phục vụ lợi ích cho nhân dân. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước ở các nền kinh tế là khác nhau.

Cả hai kiểu kinh tế bao cấp hay kinh tế thị trường đều chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống các quy luật : quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ…

Điểm khác nhau giữa kinh tế thị trường và kinh tế bao cấp

Khi so sánh kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường thì điểm khác nhau giữa hai nền kinh tế là hết sức quan trọng. Một số điểm khác nhau tiêu biểu giữa kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường là:

– Thứ nhất: Trong nền kinh tế bao cấp, nhà nước hoàn toàn độc quyền phối hàng hoá, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao.

Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn; định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu.Cụ thể, chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua.

+ Trong nền kinh tế thị trường sẽ có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp tư nhân; Nhà nước không độc quyền phân phối hàng hóa nưã. Các doanh nghiệp được Nhà nước tạo điều kiện để phát triển. Khi đó lãi lỗ thì sẽ do Doanh nghiệp chịu trách nhiệm.

– Thứ hai: Trong kinh tế bao cấp các cơ quan hành chính được can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và sẽ không phải chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định của cơ quan hành chính gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh.

+ Tuy nhiên đối với nền kinh tế thị trường các cơ quan hành chính chỉ được đảm nhận vai trò của mình mà không được can thiệp. Đối với các doanh nghiệp có sự góp mặt vốn đầu tư nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm trước các rủi ro của mình.

– Thứ ba: Trong nền kinh tế bao cấp quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu, việc phân phối hàng hoá chủ yếu dựa vào hệ thống tem phiếu. Mua hàng gì thì có tem phiếu hàng đó. Một phần tiêu biểu của thời kỳ bao cấp là đồng tiền Việt Nam bị mất giá. Lương của công nhân cũng được trả bằng hiện vặt thay vì tiền mặt.

+ Nền kinh tế thị trường quan hệ hàng hóa – tiền tệ được coi trọng. Nền kinh tế thị trường không sử dụng tem phiếu mà tiền tệ được đẩy mạnh lưu thông và phát hành. Lương của lao động được trả bằng tiền tệ.

– Không chỉ vậy nền kinh tế bao cấp đất nước đóng cửa, không giao lưu buôn bán hay ngoại giao với các quốc gia khác trên thế giới nên hàng hóa rất khan hiếm và dựa chủ yếu trên sự tụ cung tự cấp của nền kinh tế trong nước.

+ Đối với nền kinh tế thị trường chính sách mở cửa hàng hóa nhập khẩu mạnh và rộng rãi. Nguồn hàng hóa phong phú và đa dạng trong cả nước và giá cả cạnh tranh.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: so sánh kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.