Năm 2020, Nhật Bản- nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, chịu nhiều tác động từ bên ngoài vì phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, trong khi dân số già đặt áp lực lớn lên chi tiêu công cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Bạn đang xem: Kinh tế nhật bản những năm gần đây


Bất cập này đã xuất hiện trong những năm gần đây, khi nền kinh tế Nhật Bản trải qua thời kỳ “trầm lắng” vì thiếu vắng những động lực từ nội tại cho sự phát triển, trong khi nguồn ngoại lực từ nền kinh tế toàn cầu không còn như trước.

 Theo phân tích của Chính phủ Nhật Bản, sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài đã khiến tốc độ tăng trưởng GDP chậm hơn trong năm 2019, chỉ ở mức 0,7%. Tăng trưởng nhẽ ra cần được thúc đẩy bởi tiêu dùng trong nước, nhưng gặp khó khăn vì việc tăng thuế bán hàng có hiệu lực vào đầu tháng 10 năm 2019. Mặt khác, đầu tư kinh doanh và xuất khẩu đã bị suy yếu do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Theo dự báo cập nhật của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), dịch bệnh COVID-19 đã làm tình hình càng trở nên khó khăn, với tăng trưởng GDP dự kiến ​​sẽ giảm xuống -5,2% vào năm 2020, sau đó tăng lên 3% vào năm 2021, tùy thuộc vào tình hình kinh tế toàn cầu sau đại dịch hồi phục.

*

Các giới hạn của “Abenomics” – chính sách cải cách kinh tế do Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo - đã trở nên rõ ràng hơn. Bất chấp kế hoạch kích thích ngân sách, nới lỏng tiền tệ và cải cách cơ cấu, tăng trưởng vẫn yếu và nợ công ở mức rất cao (tỷ lệ là 237,7% GDP của Nhật Bản vào năm 2019). IMF ước tính nợ công sẽ tiếp tục cao trong năm 2020 và 2021 (237,6% GDP của Nhật Bản vào năm 2020, 238,4% GDP của Nhật Bản vào năm 2021).

Tỷ lệ lạm phát giảm từ 1% xuống 0,5% vào năm 2019 và sẽ còn giảm nhiều hơn nữa sau khi COVID-19 bùng nổ, xuống 0,2% vào năm 2020 và tăng nhẹ lên 0,4% vào năm 2021. Ngoài ra, thâm hụt của Chính phủ vẫn còn cao, với chi tiêu xã hội tăng. Thâm hụt ngân sách của Nhật Bản là 2,9% vào năm 2019, nhưng dự kiến ​​sẽ giảm vào năm 2020 và 2021, xuống còn 2,1% và 1,9% tương ứng.

Xem thêm: Cách Sửa Lỗi Has Stopped Working Trên Máy Tính, Tổng Hợp Cách Khắc Phục Lỗi “Has Stopped Working”

Đầu năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu thặng dư ngân sách nhưng với những diễn biến bất lợi của dịch bệnh từ đầu năm đến nay, có thể khẳng đây không phải là một mục tiêu thực tế, vì chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe đặc biệt là ở một nước có dân số già đang tăng lên.

 Ngoài ra, đầu tư tư nhân bị thâm hụt mặc dù có các điều kiện đầu tư thuận lợi. Nhật Bản cũng đã tìm cách đẩy nhanh việc thực hiện cải cách cơ cấu, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Đầu tư cơ sở hạ tầng trước Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 đã gây thêm áp lực về ngân sách trong khi sự kiện này đã bị hoãn lại và không rõ có thể tổ chức vào năm 2021 để thu hồi vốn hay không.

Thuế VAT cũng tăng từ 8% lên 10% vào tháng 10 năm 2019, tác động trực tiếp đến chi tiêu hộ gia đình.

Những vấn đề về nhân khẩu học mà Nhật Bản phải đối mặt ngày càng nghiêm trọng hơn. Một xã hội già hóa gây ra một thách thức lớn cho đất nước, khi chi tiêu dự kiến ​​của chính phủ cho lương hưu và chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục tăng. Ngoài ra, tỷ lệ sinh giảm dẫn đến dân số giảm đáng kể và do đó số lượng người nộp thuế cũng giảm. Dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản đã giảm trong một vài thập kỷ, nhưng được bù đắp bởi sự tham gia ngày càng tăng của người trong độ tuổi lao động vào lực lượng lao động, đặc biệt là nhóm phụ nữ độc thân, phụ nữ có trình độ học vấn.., giúp tăng việc làm và duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp - hiện là 2,4%.

Tuy nhiên, tăng trưởng doanh nghiệp có thể sẽ chậm lại do đầu tư và xuất khẩu không thuận lợi, điều này cuối cùng có thể có tác động tiêu cực đến thu nhập của người lao động chi tiêu hộ gia đình. Bất chấp tác động kinh tế tiêu cực của đại dịch COVID-19, xu hướng thất nghiệp vẫn sẽ ổn định trong những năm tới, 3% vào năm 2020 và 2,3% vào năm 2021.