Hồng đậu sinh nam quốc là bài nhạc được ưa thích do ca sĩ Đồng Lệ hát. Cốt truyện được lấy từ một tích cổ. Truyện rằng ngày xưa, giặc giã triền miên, đi lính rất nhiều, một đi không trở lại. Có người thiếu phụ nhớ thương chồng chinh chiến xa xôi, than khóc khôn nguôi dưới tàng cây, đổ cả huyết lệ. Lệ đỏ tưới cho cây đậu sinh ở chỗ đấy, cho nên hạt đậu nảy ra đều có màu đỏ, được gọi là hồng đậu. Vì lẽ đó, loại đậu này gọi là đậu tương tư, ám chỉ cho những lương duyên xa cách. Truyện này được đưa vào thi thoại nhờ bốn câu thơ của Thi Phật Vương Duy đời Đường trong bài Tương Tư của mình:
Bài này trở về sau, trở thành bài thi dành riêng cho tương tư, đặc biệt nổi tiếng. Còn Hồng Đậu Sinh Nam Quốc trở thành một điển tích rất hay được sử dụng. Bài của ca sĩ Đồng Lệ cũng không nằm ngoài ý tưởng ấy. Bản thân lời của bài nhạc cũng vô cùng thú vị. Tỉ như câu "Tửu bôi trung hảo nhất phiến lạm lạm phong tình." thật rất lãng mạn, hay như câu "Túy ngọa bất dạ thành" rất hữu tình (tạm dịch là ngồi say ở tòa thành không ngủ, say mà không chợp mắt được, một kiểu hoán dụ hay, là tòa thành không ngủ hay vì người không ngủ được nên thấy thế ? Cũng bởi tương tư).

Bạn đang xem: Hồng đậu sinh nam quốc trong phim nào


Bản dịch gặp không ít khó khăn, đầu tiên muốn giữ thuần việt câu đầu ("đậu hồng sinh ở nước nam") chứ không muốn dùng lại hán ngữ, vần "am" vốn kén từ, so với ý câu thứ hai lại biệt lập, chẳng tìm được một từ nào cho thích hợp. Hai câu 3 và 4, vốn đã chủ ý làm từ trước, buộc phải đẩy vần "ông" lên câu 2. Câu hai vừa phải thỏa được ý "chuyện xưa", vừa phải thỏa được ý "chuyện cũ", không dễ được cả hai. Thật sự là một bước khó nhân ba, khó vẹn toàn được.
Câu 5 và 6 có thể coi là điểm hay của bài, nếu dịch không khéo thì hỏng cả bài dịch. Cái khó câu 5 là phải thể hiện sự đối lập giữa ta ("túy", say) và cảnh ("bất dạ", không tối, không ngủ, sáng đèn suốt đêm). Thực sự rất muốn hạ câu "ta say giữa phố không say", thật sự rất thi vị, nhưng lại thoát nghĩa quá, lại ngậm ngùi bỏ qua. Lại vì chữ "bất dạ" không thể dịch được rõ nghĩa "phố sáng đèn", "phố không ngủ", "phố không đêm". Kiểu nào cũng đều rất tối nghĩa, lại không muốn bê nguyên "bất dạ thành" vào bài dịch. Cũng là sự nan giải vô cùng. Rút cuộc phải hạ chữ "cuồng si", tuy không hẳn bằng lòng, nhưng tạm được. "Tửu bôi trung hảo nhất phiến lạm lạm phong tình." vốn định dịch thành hai câu vì ý dài, nhưng lại hạ câu không được. Vì lẽ nếu dôi câu ra, thì câu cuối bài sẽ nằm ở câu lục, chưa kể để một câu thì ngắn, nhưng kéo ra hai câu thì lại dài quá. Bỏ cả câu "xử xử nghê hồng" không dịch. Thật lạ ở câu này, vốn không ăn nhập gì với cả câu trước và sau, rất tối nghĩa, lại không thuận tình. Rút cuộc bỏ chữ "nhất phiến" không dịch, "lạm lạm" dịch bằng một chữ "tràn", xáo thứ tự câu lại. Nhưng hạ được chữ "say" vào câu này, kiến hai câu 5, 6 tuy hai mà một, trên thì "ta say", dưới thì "tình say", dùng cái điệp ý ấy mà thay vào cái khiếm khuyết của câu dịch.

Xem thêm: Bản Tin Công Giáo Việt Nam, Tất Cả Các Tin Tức Về Giáo Hội


Câu 7, 8 khá nhàn, nhưng không dịch được chữ "tối" cũng là một chỗ đáng thẹn. Cũng vì câu 6, ráng giữ chữ "phong tình", nên câu 7 phải hạ được một vận "inh". Chữ "khước" buộc phải thay bằng "làm thinh" cho hợp vận. Dịch hai câu "Thủ trứ ái phạ nhân tiếu, Hoàn phạ nhân khán thanh." thành "Dám đâu nhân thế tỏ bày, Sợ người thấu tỏ, sợ đời cười chê." có thể xem là một thành tựu. Hai chữ "phạ" (sợ) dịch trọn vẹn, lại đưa vào được điệp ý, lại bảo toàn được hết câu, có phần hay hơn cả hai câu gốc. Chỉ thẹn ở vận hai câu này không trọn được( "bày - đời").
Hai câu kế có phần đơn giản, chữ "tình nhân" thay bằng chữ "ai", là chủ ý riêng. Trong tiếng Việt, mà có lẽ chỉ trong tiếng Việt mới có, sự đặc sắc của chữ "ai". Cứ coi bài "Áo Bông Che Bạn" của Tú Xương thì biết, một chữ "ai" bao nhiêu hàm nghĩa.