Cứ đến mỗi năm, vào những ngày hè, tiếng ve râm rang khắp lối cũng là lúc mà những bông hoa phượng bắt đầu khoe sắc thắm rực một góc sân trường. Loài hoa ấy tuy chẳng có gì kiêu sa, rực rỡ hay sang trọng, quyến rũ, nhưng đó là thứ gần gũi nhất đối với tuổi học trò.

Bạn đang xem: Hoa phượng vĩ xe đạp

Hoa phượng đỏ – một loài hoa gắn liền với biết bao kỷ niệm vui buồn của những người ngồi trên ghế nhà trường. Mùa hoa phượng nở cũng chính là lúc năm học sắp kết thúc, học sinh chia tay nhau để nghỉ hè. Những cuốn sổ lưu bút ghi lại những kỉ niệm ngày ngày bên nhau được ép đầy những cánh phượng khô. Và cũng chính vì vậy mà hoa phượng còn có cái tên khác là “hoa học trò”. Nghe sao mà thật dễ thương và trìu mến biết bao nhiêu.

1. Thông tin cơ bản về hoa phượng

Hoa phượng hay phượng vĩ, xoan tây, điệp tây chính là một loài thực vật có hoa sinh sống ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Phượng có nghĩa là cây to, miêu tả dáng vẻ thường thấy của cây phượng, còn phượng vỹ thì là cây có hình dáng nhỏ hơn một chút. Những bông hoa có hình giống như con chim phượng với chiếc đuôi dài nên gọi là phượng vỹ.

Cây này tái sinh hạt và đâm chồi đều, mạnh mẽ, phát triển rất tốt trên mọi địa hình. Nó thuộc loại cây ưa ánh sáng, phát triển nhanh và không hề kén đất. Thế nhưng nhược điểm lớn nhất của nó là tuổi thọ không cao. Những cây hoa phượng được trồng trên vỉa hè ngoài đường phố thường chỉ sống khoảng 30 năm. Còn những cây trong công viên hoặc trường học thì sống từ 40 – 50 năm tuổi.

*
Loài hoa gắn liền với tuổi học trò

Hoa phượng là loài hoa gắn liền với ký ức của tuổi học trò, nên khi trưởng thành, cho dù có đi đến bất cứ đâu hay làm gì, chỉ cần nhìn hoa phượng nở vào mùa hè, mấy ai mà không thấy xao xuyến. Bao nhiêu kỷ niệm đẹp lại ùa về, làm dâng trào cảm xúc trong lòng chúng ta. Có thể nói rằng, khoảng thời gian được ngồi trên ghế nhà trường chính là khoảng thời gian đẹp nhất. Ngoài được trồng ở trong trường học, hoa phượng đỏ còn được trồng nhiều ở các công viên, vỉa hè để tạo bóng mát hoặc trang trí cho khung cảnh thêm đẹp.

2. Đặc điểm của hoa phượng

Phượng là cây thuộc thân gỗ, khá to lớn, có chiều cao khoảng từ 10 – 20m. Cây có nhiều cành lá mọc nghiêng nên tạo ra tán lá rất rộng. Lá cây thuộc loại phức kép, nhỏ nhưng dày, màu xanh nhạt, rụng lưa thưa vào mùa khô.

Hoa phượng vĩ thường mọc thành từng chùm, chiều dài từ 20 – 50cm. Hoa nở xòe rộng và cánh thưa, khi nở có màu đỏ tươi, cánh tràng có cuống dài. Mép cánh hoa hơi nhăn một chút, những cánh lớn nhất có màu đỏ cam, cũng có những cánh có vạch hoặc đốm trắng vô cùng đẹp mắt. Nhị hoa có bao phấn con con màu đỏ.

*
Bóng cây rủ trên mặt hồ thật nên thơ

Sau khi hoa tàn, cây sẽ ra quả, quả phượng dài và dẹt, có chứa hạt ở bên trong. Còn những quả non thì có màu xanh, càng già sẽ càng chuyển sang màu nâu xám. Quả dài từ 20 – 60cm, hạt phượng rất cứng. Hoa phượng vĩ là một loại cây ưa ánh sáng, có tốc độ phát triển ở mức trung bình. Nhưng nếu như gặp điều kiện thuận lợi, cây có thể phát triển rất nhanh chóng.

3. Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa phượng

3.1. Nguồn gốc của hoa phượng

Hoa phượng có nguồn gốc từ Madagascar, người dân ở đó đã tìm thấy nó ở những cánh rừng tại miền tây Malagasy. Ở điều kiện sống hoang dã, loài hoa này đang thực sự rất nguy cấp, nhưng nhờ con người, nó được duy trì và trồng ở nhiều nơi để không tuyệt chủng.

Bên cạnh giá trị về mặt làm xinh đẹp cho cảnh quan, loài cây này còn có tác dụng tạo bóng râm, độ cao của nó ở mức vừa phải nhưng tán lá lại rất rộng và dày đặc. Chính nhờ điều này mà hoa phượng tạo ra những bóng mát lớn vào những ngày hè nóng nực.

Thế nhưng ở điều kiện khí hậu quá khô, nắng gay gắt thì lá cây phượng rụng khá nhiều, còn ở khu vực khác nó là cây thường xanh. Phượng vĩ cần nhiệt độ nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới để sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Thế nhưng nó cũng có thể chịu được các khí hậu như khô hạn hoặc nới đất mặn.

3.2. Ý nghĩa của hoa phượng

Loài cây này được người Pháp du nhập vào Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ 19. Lúc đó, nó xuất hiện nhiều ở những nơi như Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn. Hiện nay, hoa phượng đã được trồng rộng rãi ở tất cả mọi nơi từ Bắc đến Nam, nhất là những công viên, vỉa hè và trường học. Ở Việt Nam, mỗi lần nhắc đến hoa phượng, là đang nhắc đến Hải Phòng, thành phố được mệnh danh là “thành phố hoa phượng đỏ”. Sở dĩ được gọi như vậy là vì khắp đường phố Hải Phòng đâu đâu cũng tràn ngập sắc hoa phượng đỏ.

*
Mang nhiều ý nghĩa đẹp trong cuộc sống

Còn nhớ những ngày cắp sách đến trường, mỗi lần đến hè, hoa phượng nở là đứa nào cũng thấy buồn buồn, xao xuyến vì phải xa mái trường, xa bạn bè, xa thầy cô. Mấy đứa học trò lại hái cánh hoa phượng ép vào trang vở như thứ đánh dấu một thời mộng mơ hồn nhiên cùng trang giấy. Có đứa còn hái cả quả phượng ăn, lúc ấy, đó là món ăn vặt yêu thích của chúng, vì nó ngọt ngọt, vui miệng.

Xem thêm: Tải Trò Chơi Minecraftpe 1, Download Minecraft Pe Miễn Phí

3.3. Nơi phân bố của hoa phượng

Loài cây này phân bố rộng rãi ở những nước có khí hậu nhiệt đới ẩm như Caribe, Blakiston. Hoặc ở Hoa Kỳ, nó được trồng nhiều ở khu vực Florita, miền nam Texas, California hoặc Hawaii. Nó còn là biểu tượng của quần đảo Bắc Mariana.

Mặc dù được xem là loài cây thích nghi tốt ở nhiều nơi, thế nhưng ở Úc, nó lại bị xem là loài cây xâm hại. Vì các bóng râm và bộ rễ của nó đã ngăn cản sự sinh trưởng và phát triển của những loài cây khác. Nó cũng được tìm thấy ở Ấn Độ với tên gọi là gulmohar. Ở Hải Phòng hằng năm còn có lễ hội hoa phượng diễn ra vào tháng 5, vô cùng náo nhiệt và độc đáo.

4. Công dụng của hoa phượng đỏ đối với đời sống

4.1. Hoa phượng là loại cây công trình đẹp

Nhờ vào đặc điểm của cây hoa phượng là có tán lá rộng và xanh tươi, hoa lại còn đẹp và rực rỡ nên rất thích hợp để dùng tạo cảnh quan xanh sạch đẹp. Ở bất cứ nơi nào hay thành phố nào đi nữa thì cũng đều cần những cây xanh để sống động và đẹp hơn. Nhờ lợi thế của mình, hoa phượng đã khẳng định được vị trí và tầm quan trọng của mình trong việc tạo cho cảnh quan như công viên, vỉa hè, trường học,… trở nên tuyệt vời hơn.

4.2. Cây phượng trồng lấy gỗ và chắn gió

Hoa Phượng có thân hình vô cùng cao lớn khoảng từ 10 đến 20 mét, tán lá xòe rộng, dày đặc, cùng bộ rễ vô cùng rộng, khỏe. Dù có trải qua phong ba bão táp thì cùng chẳng dễ dàng bị quật ngã. Ngoài ra, nhờ vào đặc tính thân cây có đường kính rộng, gỗ chắc không bị rạn nứt, chất gỗ dẻo đặc. Chính vì vậy mà được dùng để lấy gỗ, cây cảnh nội thất hoặc chế tạo ra những bộ bàn ghế chắc khỏe, có đường vân rất đẹp.

4.3. Công dụng của cây hoa phượng trong chữa bệnh

*
Tình yêu tuổi học trò cùng giỏ xe đầy hoa

Rất ít người biết được tác dụng này của hoa phượng, nên hãy lưu ý về nó nhé. Phần rễ của hoa phượng có thể dùng làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt cho những người bị bệnh. Còn vỏ cây và lá cây lại được dùng để sắc thuốc uống chữa bệnh sốt rét, bị đầy bụng, giảm huyết áp cao và tê thấp.

Hoặc trong ngành điều chế hóa chất, hương liệu và dầu thơm thì hoa phượng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó được dùng để tạo ra các laoij dầu thơm để xoa bóp và giảm căng thẳng các cơ bắp, thần kinh, hạn chế stress. Chính vì vậy bạn có thể đặt hương thơm từ hoa phượng để trong phòng ngủ của mình.

Nhìn chung, loài cây này mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời mà bạn có thể tận dụng để góp phần làm tối ưu cuộc sống của mình. Nhờ công dụng như vậy nên bạn cần phải chăm sóc nó thật tốt bằng cách chú trọng đến đất trồng, bón phân, tưới thuốc để cây phát triển tốt nhất.

5. Kỹ thuật trồng hoa phượng

5.1. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống

Bạn có thể thu hái những hạt giống hoa phượng từ những cây có tuổi thọ từ 5 năm trở lên. Chú ý chọn những cây có hình dáng đẹp , thân phải thẳng và chiều cao từ 6m trở lên. Có tán lá đều, không bị sâu bệnh, có sức sinh trưởng tốt và thu hái những quả đã chín rồi. Muốn biết quả đã chín hay chưa, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau: vỏ có màu nâu, hạt cứng và màu đen.Sau khi thu hái quả phượng về bạn phải mang đi chế biến ngay. Phân loại chúng ra, những quả chưa chín thì mang đi ủ lại để chín đều hơn. Còn quả chín đều rồi thì mang đi phơi nắng để hạt tách ra khỏi quả. Thu hoạch hạt ngay khi tách khỏi vỏ để tránh những ảnh hưởng từ nhiệt độ, tạp chất, loại bỏ những hạt lép. Trong quá trình phơi bạn cần phải đảo nhiều lần. Sau 2 – 3 ngày phơi nắng, sàn sạch và cho hạt vào bao vải hoặc chum để bảo quản.

5.2. Xử lý hạt giống hoa phượng

Trước khi gieo hạt giống hoa phượng, bạn nên mài nhẹ nó để món một phần vỏ hạt. Việc này giúp nước có thể thấm vào bên trong hạt để nảy chồi. Ngâm hạt trong thuốc tím khoảng 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch. Tiếp đến ngâm hạt trong nước ấm từ 6 – 8 giờ, vớt ra để ủ trong túi vải. Hằng ngày càng phải rửa chua bằng nước ấm sạch, túi vải dùng để ủ hạt phải luôn luôn ẩm. Sau 2 – 3 ngày hạt đã nảy mầm thì có thể đem gieo rồi đó.

5.3. Chuẩn bị bầu đất ươm hoa phượng

Dùng túi bầu PE để đựng hỗn hợp ruột bầu. Thành phần ruột bầu gồm đất, phân hữu cơ đã hoai như phân chuồng, phân xanh, phân rác,… Đất để làm ruột bầu đêm đập nhỏ, sàng sau đó trộn đều với phân và đổ vào trong bầu thật đầy.

5.4. Gieo hạt hoa phượng

Trước khi gieo hạt bạn phải tưới nước cho bầu đất đủ ẩm trước đó 1 ngày. Sau đó tiến hành gieo hạt vào trong bầu đất. Ở bầu nào cây chết thì phải được cấy dặm ngay, chú ý thêm việc phòng bệnh và côn trùng phá hoại cây mầm.

Trên đây là những chia sẻ về hoa phượng để giúp bạn có thêm nhiều thông tin về loài cây này. Dù có đi đâu hay làm gì đi nữa, hình ảnh của cây phượng sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí của những người đã từng ngồi trên ghế nhà trường. Đó sẽ là những kỷ niệm mà chúng ta muốn giữ mãi sâu nơi tiềm thức.