1. Đôi nét về ngày lễ Vu Lan Báo HiếuNgày Vu Lan báo hiếu là ngày nào?Hàng năm, cứ vào ngày 15/7 âm lịch (dương lịch sẽ rơi vào khoảng giữa tháng 8), tất cả người dân Việt đều làm một nghi thức đặc biệt: Chọn bông hồng cài lên ngực áo: Những ai còn mẹ, chọn bông hồng đỏ để tri ân, vinh danh, ai đã mất mẹ cài lên áo bông hồng màu trắng để tưởng nhớ.Ngày lễ Vu Lan là gì? Nguồn gốc của ngày lễ báo hiếu cha mẹLễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ sự tích là Bồ Tát Mục Kiền Liên khi xưa đã tu thành chính quả. Khi tưởng nhớ về người sinh thành, Ngài đã sử dụng tuệ nhãn tìm kiếm khắp nơi và thấy mẹ mình đang chịu cảnh bị quỷ đói hành hạ. Tuy nhiên, vì nghiệp báo của người mẹ quá nặng mà Ngài không có cách nào cứu được bèn đi hỏi Đức Phật. Đức Phật mới dạy rằng cần nhờ sự hợp sức của chư tăng khắp nơi cùng chú nguyện mới có thể chuyển hóa được. 

*

Nghe lời Đức Phật, Bồ Tát Mục Kiền Liên đã thực hiện chú nguyện vào ngày Rằm tháng Bảy, ngày mà các chư tăng khắp nơi tập trung lại để cùng Tự Tứ. Sau đó, mẹ của Ngài được giải thoát. Từ sự tích này mà nhân gian lấy ngày 15 tháng 7 âm lịch là ngày tưởng nhớ công ơn và cha mẹ nói chung, gọi là Lễ Vu Lan báo hiếu.Trải qua hàng nghìn năm, Lễ Vu Lan báo hiếu đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong tín ngưỡng người Việt. Nó không chỉ mang ý nghĩa về tôn giáo thiêng liêng mà còn thể hiện đời sống văn hóa của người dân. Lễ Vu Lan giáo dục con người hiểu về công ơn nuôi nấng, sinh thành của cha mẹ, răn dạy con người phải sống có hiếu nghĩa.2. Hoa hồng ngày lễ Vu Lan báo hiếu - bông hoa cài áo và ý nghĩa đằng sau mỗi sắc hoa Hoa hồng cài áo có từ bao giờ ?
*

Một hoạt động rất ý nghĩa của lễ Vu Lan chính là cài hoa hồng lên áo. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông tin rằng hoạt động cài hoa hồng lên áo này xuất phát từ phong tục của người Nhật. Theo phong tục của Nhật Bản thì hoa hồng tượng trưng cho sự hạnh phúc. Hòa thượng Thích Nhất Hạnh trong một lần tới Nhật Bản đã thấy người Nhật cài hoa lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu được ý nghĩa của hành động này, ông đã đưa phong tục này về nước vào khoảng năm 1960. Ở Việt Nam, hoa hồng cài áo thể hiện cho lòng tôn kính cha mẹ. Mỗi màu hoa hồng mang một ý nghĩa khác nhau.2.1 Hoa hồng đỏ lễ Vu LanHoa hồng là loài hoa đẹp, có hương, có sắc. Chúng là biểu tượng của sự cao quý, thể hiện tình cảm chân thành mà con cái dành cho bậc cha mẹ của mình. Hoa hồng đỏ cài lên ngực áo của người vẫn còn đủ cả cha và mẹ trên đời. Đó là một sự nhắc nhở về may mắn và tự hào vì vẫn còn cha mẹ. 

*

Trong trường hợp người chỉ còn cha hoặc mẹ thì sẽ không cài bông hồng đỏ tươi. Thay vào đó, họ sẽ được cài bông hồng màu nhạt hơn một chút như màu hồng. 2.3 Hoa hồng trắng lễ Vu LanHoa hồng trắng cài trên ngực áo vào lễ Vu Lan dành cho những người đã mất cả cha và mẹ. Màu trắng tượng trưng cho sự tưởng nhớ và sự chia lìa âm dương. Hoa hồng trắng như nhắc nhở rằng con người đã mất đi những thứ quý giá nhất trên cõi đời này, do đó cần phải sống thật tốt để người yêu thương đã lìa khuất được an tâm. 

*

2.4 Hoa hồng vàng lễ Vu LanHoa hồng vàng trong lễ Vu Lan là một sự xuất hiện đặc biệt. Nó dành cho những người xuất gia. Các tu sĩ mượn thân do cha mẹ sinh ra để tu hành, cứu độ chúng sinh. Sự cứu độ nhân sinh đạt tới sự giác ngộ là một cách báo đáp ân nghĩa tuyệt nhất. Đó là cách để báo hiếu cho cha mẹ ở hiện tại và ở nhiều đời khác.

*

Những người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn là tất cả chúng sinh. Do đó, cài hoa hồng vàng thể hiện tâm hồn cao cả, tấm lòng cao quý. Màu vàng là màu của đạo Phật. Nó thể hiện sự giải thoát, cưu mang, tuệ giác. Do đó, trong ngày lễ Vu Lan, người tu hành cũng muốn mượn màu hoa hồng để thể hiện tinh thần đúng của ngày lễ này là sự giải thoát.Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn đã có thêm nhiều tham khảo hữu ích, biết thêm về ngày lễ Vu Lan báo hiếu và hoa hồng ngày Vu Lan