Bên cạnh cuộc chiến chống lại các bằng chứng khoa học về tác hại của mưa axít như đã đề cập ở kỳ trước, một mặt trận khác cũng được mở ra, với cùng đội hình chiến binh, để bôi xóa một thảm họa môi trường mới có bàn tay của con người trong đó.

Bạn đang xem: Hình ảnh thủng tầng ozon

Chương bốn trong quyển sách “Merchants of Doubt” mô tả lại cuộc chiến xoay quanh lỗ thủng tầng ozone.

“Lỗ hổng” hay “lỗ thủng” là cách nói giản lược để chỉ hiện tượng tầng ozone, lớp không khí có tác dụng che chắn phần lớn bức xạ mặt trời chiếu đến trái đất, bị “vát mỏng” đến mức không còn tác dụng bảo vệ các sinh vật trên hành tinh.

Lỗ hổng tầng ozone đầu tiên được phát hiện tại một khu vực ở Nam Cực, theo công bố năm 1985 của tổ chức Khảo sát Nam Cực Vương quốc Anh (British Antarctic Survey).

Các bằng chứng đầu tiên về lỗ thủng đã được phát hiện từ trước đó tận bốn năm. Một cách thận trọng, những nhà nghiên cứu âm thầm quay trở lại Nam Cực mỗi năm sau đó để thu thập và thẩm định dữ liệu mới. Các chứng cứ đều khẳng định phát hiện của họ là chính xác.

Đây là phát hiện chấn động, không chỉ với dư luận mà cả giới khoa học. Tất cả đều nghĩ là những nỗ lực của mình nhiều năm trước đã tránh được thảm họa.

Phát hiện chấn động về CFC

Những lo ngại và tranh cãi đầu tiên về tầng ozone đã xuất hiện từ những năm 1970, khi các nhà khoa học bắt đầu giám sát các thay đổi trong khí quyển. Các bằng chứng chỉ ra rằng hơi nước thải ra từ các động cơ máy bay, vốn là một loại khí nhà kính giống như CO2, sẽ gây hại đến tầng bình lưu (stratosphere) của khí quyển.

Các phát hiện này gây tranh cãi lớn, và khiến cho chính quyền lưu tâm đến việc giám sát tác động môi trường hơn.

Theo Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia (National Environmental Policy Act) ban hành năm 1970, các cơ quan phải chuẩn bị Báo cáo Tác động môi trường của các dự án để trình phê duyệt.

Xem thêm: Top 20 Bài Hát Về Tình Yêu Hay Nhất Thế Giới Nên Nghe Ít Nhất Một

*
*
*
*
*

Các nhà khoa học rà soát lại dữ liệu và xác nhận lỗ hổng tầng ozone lớn hơn nhiều so với công bố của nhóm nghiên cứu người Anh. Nó bao quát toàn bộ khu vực Nam Cực.

Không ai dám chắc nó chỉ nằm yên ở Nam Cực, nơi gần như không có người ở, mà không tiếp tục lan rộng ra những khu vực đông đúc dân cư như Úc và Nam Mỹ. 

Cộng đồng khoa học được huy động bắt tay ngay vào việc. Các đội khảo sát được gửi đến Nam Cực trực tiếp tiến hành đo đạc thử nghiệm.

Kết luận của nhóm đầu tiên vào năm 1986: các chứng cứ cho thấy khả năng cao lỗ hổng này là kết quả của CFC như những mô hình trước đó đã dự báo.

Đa số các nhà khí quyển học (atmospheric scientists) đồng ý với nhận định này.

Nhưng một số nhà khí tượng học (meteorologists) có cách giải thích khác. Họ tin rằng các dòng khí từ tầng đối lưu di chuyển lên tầng bình lưu, mang theo lượng ozone thấp lên trên, tạo ấn tượng về một lỗ hổng, mà trên thực tế theo họ là không có lỗ hổng nào cả.

Nhóm đầu tiên không có đủ thiết bị lẫn kiến thức chuyên môn để kiểm chứng tất cả giả thuyết.

Nhóm thứ hai được NASA và các cơ quan chính phủ Mỹ huy động vào cuối năm 1987 với hai chuyên cơ, chở bốn trăm nhà khoa học, gần như tập hợp đầy đủ tất cả các chuyên gia trong ngành, bay xuống Nam Cực thu thập dữ liệu tại chỗ mỗi ngày.

Họ tìm ra câu trả lời, một cơ chế phức tạp nhưng không có gì bí ẩn.

Lỗ hổng là tác phẩm của nồng độ chlorine cao sinh ra từ CFC cộng với điều kiện khí tượng đặc biệt tại Nam Cực.