Hiện nay, nhà thờ đá Phát Diệm là quần thể nhà thờ Công giáo được đánh giá đẹp nhất Việt Nam. Nhà thờ tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình với lịch sử hình thành lâu đời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nhà Nhà thờ đá Phát Diệm - viên ngọc quý mang nét đẹp kiến trúc Á- Âu trong bài viết này nhé.


Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng như thế nào?

Nhà thờ đá Phát Diệm có tổng diện tích lên đến gần 3.000 mét vuông, nằm cách thủ đô Hà Nội 120km về phía Nam. Nó là quần thể kiến trúc độc đáo được xem như là “cố đô công giáo” ở Việt Nam.

Công trình được sáng chế bởi linh mục Trần Lục, tên thật là Trần Thiêm. Ông sinh năm 1825 và mất năm 1899, mọi người còn gọi ông là cụ Sáu. Công trình được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành, như vậy đã phải mất đến 34 năm mới có thể hoàn thành nhà thờ này.

Năm 1862, dựa vào những nghiên cứu và hiểu biết kỹ lưỡng về vị thế của vùng đất, cụ Sáu quyết định chọn Kim Sơn - Ninh Bình là nơi xây dựng công trình dành riêng cho người công giáo. Đến năm 1875, công trình chính thức được khởi công.

*

Toàn cảnh nhà thờ đá Phát Diệm từ thời xa xưa được lưu truyền lại đây

Theo các tài liệu ghi chép thì đây là công trình được xây dựng hoàn toàn bằng thủ công với vật liệu chính là đá và gỗ lim. Đặc biệt quá trình xây dựng diễn ra rất vất vả bởi vì gỗ và đá được đưa về từ những nơi khác, người dân phải vận chuyển chúng hàng trăm cây số bằng đường bộ và đường thủy từ Thanh Hóa, Nghệ An về nơi đây. Có những cây gỗ nặng tới 7 tấn, những phiến đá nặng đến 20 tấn đã được vận chuyển bằng phương tiện thô sơ hồi cuối thế kỷ XIX.

Nhà thờ đá Phát Diệm - Độc đáo trong kiến trúcxây dựng:

Để hoàn thành quần thể nhà thờ đá này, cụ Sáu đã cho xây dựng tuần tự các công trình nhỏ. Trong đó bao gồm một nhà thờ lớn, năm nhà thờ nhỏ bố trí xung quanh, bên ngoài có phương đình, ao nhỏ và ba núi đá nhân tạo. Tất cả những công trình nhỏ này đã làm nên một cụm công trình đặc sắc, vừa mang nét kiến trúc Gothic của phương Tây, vừa mang phong cách Á Đông.

Nhà thờ có tên Phát Diệm nghĩa là phát ra cái đẹp, nhưng đối với công trình này nó không chỉ đẹp mà còn ẩn chứa sự độc đáo từ những vật liệu cho đến lối kiến trúc xây dựng.

Chất liệu xây dựng là yếu tố làm nên sự khác biệt và đặc sắc giữa nhà thờ đá Phát Diệm với các nhà thờ khác trong cả nước. Bởi vì phần lớn chất liệu xây dựng là đá và gỗ lim. Trong đó đá là các loại đá xanh, đá ngọc thạch hay còn gọi là đá âm dương mang lại lợi ích cho sức khỏe con người.

*

Nhà thờ Đá Phát Diệm khi được chụp từ trên cao xuống

Nhờ sớm tiếp cận với nền văn hóa công giáo phương Tây, cụ Sáu đã thiết kế nên một công trình tuyệt vời với sự kết hợp hài hòa Á - Âu. Nhìn tổng quan chúng ta sẽ thấy đây là một quần thể nhà thờ công giáo hiện đại nhưng lại mang dáng dấp lối kiến trúc đình chùa đặc trưng của Việt Nam.

Điểm nổi bật của nhà thờ còn nằm ở hoa văn chạm trổ tinh tế trên những khối đá lớn. Dưới những bàn tay chạm trổ tài hoa của các nghệ nhân, họ đã tạo nên những hình ảnh Chúa Jesu, cây thánh giá, chùm hoa mân côi hay hình ảnh các vị Chúa … kết hợp với hình ảnh hoa sen, chữ hán, tứ linh Long - Ly - Quy - Phụng hay tứ quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai rất tinh xảo. Ngoài ra nhà thờ Phát Diệm còn độc đáo ở chỗ mặc dù là công trình Công giáo nhưng có vô số các mái vòm được xây dựng theo hình cong mũi thuyền.

Có một công trình được xem là viên ngọc quý trong quần thể kiến trúcnày là nhà thờ Trái tim Đức Mẹ được tạo dựng hoàn toàn bằng loại đá xanh lấy từ núi Nhồi ở Thanh Hóa. Bên trong nhà thờ có Bàn thờ Đức Mẹ cũng được làm bằng đá. Ở đây, đá biến hóa thành muôn hình vạn trạng, trở nên mềm mại, uyển chuyển nhờ những nghệ nhân tài hoa. Trên các phiến đá lớn, có thể bắt gặp những hình chim phượng, bông sen thuần Việt được chạm khắc nổi rất sống động.

*

Nhà thờ đá Phát Diệm ngày nay với kiến túc độc đáo

Ngoài ra còn phải kể đến đó là công trình nhà thờ Dâng kính trái tim chúa với nội thất hoàn toàn bằng gỗ lim mật, với những đường nét chạm trổ rất điêu luyện và sắc sảo.

Trải qua hơn 100 năm tồn tại, dù chịu nhiều tác động từ thiên tai, chiến tranh nhưng mặt ngoài của quần thể nhà thờ chỉ nhuốm màu thời gian với những mảng rêu bám, còn những cột lớn, bức phù điêu vẫn vững chãi, vẫn giữ nguyên vẹn đường nét tinh xảo.

Hiện nay, nhà thờ đá Phát Diệm không chỉ là nơi các giáo dân đến cầu nguyện mà còn là nơi thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

Chính có lẽ là nhờ bởi sự phá cách trong lối kiến trúc đã mang đến cho mảnh đất Ninh Bình một quần thể kiến trúc đẹp lạ kỳ. Quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1988.