function tS(){ x=new Date(); x.setTime(x.getTime()); return x; } function y2(x){ x=(x 11) { ap ="PM"; };return ap;} function dT(){ if(fr==0){ fr=1; document.write(""+eval(oT)+""); } tP.innerText=eval(oT); setTimeout("dT()",1000); } var dN=new Array("Chủ nhật","Thứ hai","Thứ ba","Thứ tư","Thứ năm","Thứ sáu","Thứ bảy"),mN=new Array("1","2","3","4","5","6","7","8","9","10","11","12"),fr=0,oT="dN+", "+tS().getDate()+"/"+mN+"/"+y2(tS().getYear())+"-"+tS().getHours()+":"+tS().getMinutes()+" "+k()"; dT();

Du lịch Cần Giờ


GIỚI THIỆU
Lịch sử Đảng bộ
Đơn vị trực thuộc
TIN TỨC SỰ KIỆN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
Quy hoạch & Phát triển
Dự án & Hạng mục
CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
DU LỊCH CẦN GIỜ
BIỂU MẪU
GÓP Ý
LIÊN KẾT WEB
Trang web liên kết Hồ Chí Minh city web Quận 1 Quận 2 Quận 3 Quận 4 Quận 5 Quận 6 Quận 7 Quận 8 Quận 9 Quận 10 Quận 11 Quận 12 Quận Bình Tân Quận Bình Thạnh Quận Gò Vấp Quận Phú Nhuận Quận Tân Bình Quận Tân Phú Quận Thủ Đức Huyện Bình Chánh Huyện Cần Giờ Huyện Củ Chi Huyện Hóc Môn Huyện Nhà Bè


*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*


SỐ LƯỢT TRUY CẬP


1
9
7
7
6
9
1
5
Tiềm năng và phát triển 15 Tháng Mười Một 2005 2:40:00 CH

Định hướng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2010 và 2020.


* Mục tiêu:

Xây dựng Cần Giờ thành nơi du lịch sinh thái có hệ động thực vật đa dạng, văn hoá lịch sử phong phú vừa đảm bảo cân bằng sinh thái về môi trường, vừa hấp dẫn du khách, góp phần to lớn vào sự phát triển ngành du lịch của Thành phố.

* Mục tiêu:

Xây dựng Cần Giờ thành nơi du lịch sinh thái có hệ động thực vật đa dạng, văn hoá lịch sử phong phú vừa đảm bảo cân bằng sinh thái về môi trường, vừa hấp dẫn du khách, góp phần to lớn vào sự phát triển ngành du lịch của Thành phố.

* Quy hoạch phân khu chức năng du lịch sinh thái:

Định hướng đến năm 2010 và 2020, huyện Cần Giờ sẽ phát triển du lịch sinh thái theo 3 phân khu chức năng chính: khu du lịch sinh thái biển, khu du lịch sinh thái rừng và khu du lịch sinh thái nông nghiệp. Cụ thể:

Khu du lịch sinh thái biển: là khu du lịch sinh thái chủ lực trong hệ thống các khu du lịch liên quan đến biển. Chức năng du lịch chính: là nghỉ mát, an dưỡng, hội thảo, hội nghị, tắm biển, thể thao dưới nước, mua sắm, vui chơi giải trí, đồng thời là cơ sở hậu cần cho toàn khu vực.

Khu vực này tập trung ở các điểm du lịch sau:

(1) Điểm du lịch sinh thái ven biển: nằm trải dài theo đường Duyên Hải, thuộc khu vực ven biển Cần Thạnh-Long Hoà. Khu vực này thuận tiện việc xây dựng cơ sở vật chất tập trung, thuận lợi về các điều kiện địa hình, hạ tầng cơ sở tương đối đủ nhất trong toàn huyện, thuận tiện cho việc đón khách và phân bố khách đến các điểm tham quan bằng đường bộ cũng như bằng đường thuỷ.

Chức năng du lịch: xây dựng khách sạn cao cấp, resort, bungalow, nhà nghỉ, biệt thự, chòi lều ven biển; khu Trung tâm dịch vụ tổng hợp và khu vui chơi giải trí tiêu biểu.

(2) Điểm du lịch sinh thái Cần Thạnh: thuộc thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, là điểm tập trung nhiều di tích văn hoá tín ngưỡng đặc sắc.

Chức năng du lịch : loại hình nghỉ dưỡng, cấm trại, thể thao biển; tìm hiểu các lễ hội truyền thống, văn hoá tín ngưỡng, tham quan các khu di tích, kỹ nghệ đóng tàu thuyền và tham quan vườn cây ăn trái...

(3) Điểm du lịch sinh thái Long Hoà: thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ. Bên cạnh hai khu du lịch sinh thái lớn là Lâm viên Cần Giờ, bãi biển 30/4, xã Long Hoà còn tập trung nhiều khu di tích khảo cổ, đình, làng và vườn cây ăn trái đặc trưng của địa phương.

Chức năng du lịch : tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, nghiên cứu học tập di tích khảo cổ...

(4) Điểm du lịch sinh thái đảo Thạnh An: với diện tích khai thác du lịch khoảng 4 ha thuộc tiểu khu 14, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. Là đảo nhỏ nằm giữa sông và biển, thích hợp với du lịch bằng đường thủy.

(5) Điểm du lịch sinh thái núi Giồng Chùa:

Chức năng du lịch chính: thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển; du lịch dã ngoại kết hợp với các hoạt động câu cá, chèo thuyền, thả diều, leo núi... và tham quan các khu di tích lịch sử ...

Khu du lịch sinh thái rừng (diện tích 42.000 ha): thuộc các xã Long Hoà, An Thới Đông và Lý Nhơn. Rừng ngập mặn là loại hình du lịch sinh thái trọng tâm ở Cần Giờ. Ở đây hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thiên nhiên, rất mang tính hoang sơ.

- Chức năng du lịch chính: nghỉ dưỡng, du lịch tìm hiểu và nghiên cứu các chuyên đề về sinh thái, di tích lịch sử đặc trưng của rừng ngập mặn (Đặc khu rừng sác); du lịch thám hiểm; du lịch dã ngoại kết hợp với các hoạt động giải trí như sinh hoạt lửa trại…

- Các điểm du lịch chính:

(6) Khu du lịch dã ngoại thanh thiếu niên thành phố, diện tích 1 ha, thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ.

(7) Khu du lịch Lâm viên Cần Giờ, diện tích 514 ha, thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ.

(8) Khu du lịch sinh thái Rừng Sác, thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ.

(9) Khu du lịch sinh thái Đông Bắc cầu dần xây, diện tích 50 ha, thuộc xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.

(10) Khu du lịch sinh thái Vàm Sát, diện tích 500 ha, thuộc xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.

(11) Khu du lịch sinh thái An Bình, diện tích 200 ha, thuộc xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.

Khu du lịch sinh thái nông nghiệp (diện tích 28.710 ha): thuộc các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn.

- Chức năng du lịch chính: nghỉ dưởng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản, phương pháp lai tạo giống cho các loài thủy sản và các sản phẩm từ rừng; tham quan, tìm hiểu văn hoá tín ngưỡng.

- Các điểm du lịch chính:

(12) Khu du lịch sinh thái Nông trường Cholimex, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.

(13) Khu du lịch sinh thái Nông trường Duyên Hải-Gò Vấp, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.

(14) Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ven sông Lòng Tàu, thuộc xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ.

(15) Khu du lịch sinh thái dọc sông Soài Rạp, thuộc các xã Bình Khánh, An Thới Đông và Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.

Quy hoạch hạ tầng giao thông phát triển du lịch:

Giao thông bộ:

Trục chính là đường Rừng Sác nối trung tâm huyện Cần Giờ với thành phố Hồ Chí Minh dài 36,5 km đang được cải tạo, nâng cấp mở rộng 6 làn xe và 3 trục nhánh nối từ đường Rừng Sác đến trung tâm 3 xã còn lại là Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn đang được nâng cấp láng nhựa 2 làn xe. Các tuyến đường trên sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trước năm 2010.

Bên cạnh đó, định hướng đến năm 2020, huyện sẽ được đầu tư xây dựng đường vành đai kết nối 4 xã phía Bắc: Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn; xây dựng tuyến đường dọc biển Cần Thạnh - Long Hòa; xây dựng tuyến đường bộ nối trung tâm xã đảo Thạnh An với ấp Thiềng Liềng (xã Thạnh An) nhằm phục vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ nói chung và đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn nói riêng.

Giao thông thủy:

Với tiềm năng về địa hình sông rạch khá chằn chịt, giao thông thủy được xem là thế mạnh của huyện Cần Giờ. Việc lưu thông từ huyện, các xã, thị trấn đến các địa phương giáp ranh chủ yếu bằng các tuyến giao thông thủy. Trên địa bàn huyện Cần Giờ có 41 bến thủy nội địa được bố trí trãi đều ở các xã, thị trấn (trong đó, phục vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách là 24 bến), với 48 phương tiện chở khách. Thủy lộ chính là sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Soài Rạp.

Định hướng đến năm 2020, huyện sẽ nghiên cứu phát triển hệ thống các tuyến giao thông thủy như: Bến phà Bình Khánh 2 nối với Phước Khánh thuộc Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; bến phà An Thới Đông nối với Hiệp Phước, huyện Nhà Bè và các huyện phía Nam thuộc tỉnh Long An để mở rộng giao thương, buôn bán giữa các vùng. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng thêm các bến tàu du lịch tại các điểm Tắc Xuất (thị trấn Cần Thạnh), Dần Xây, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn để thu hút khách du lịch đến tham quan bằng đường thủy.