Em hãy đóng vai nhân vật ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân để hiểu rõ hơn cảm xúc khi nghe cái tin làng theo giặc và khi tin đó được cải chính.

Bạn đang xem: Đóng vai nhân vật ông hai kể lại chuyện làng


1. Phân tích đề2. Dàn ý3. Sơ đồ tư duy 4. Một số bài văn mẫu hay nhất4.1. Bài văn mẫu số 14.2. Bài văn mẫu số 24.3. Bài văn mẫu số 34.4. Bài văn mẫu số 4

Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân sẽ giúp em củng cố lại kiến thức về nội dung của tác phẩm. Không những thế, việc hóa thân vào nhân vật cũng giúp em dễ dàng cảm nhận được tác phẩm một cách sâu sắc.Đề bài:
Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.***Để làm được đề văn này các em có thể lưu ý cần phải đầy đủ các ý chính để mạch văn xuôi theo lời kể của mình.

Phân tích đề đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng

- Yêu cầu đề bài: Hóa thân vào nhân vật ông Hai để kể lại truyện ngắn Làng- Ngôi kể: ngôi thứ nhất

Dàn ý đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng

I. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân: mọi người thường gọi tôi là ông Hai, tôi ở cái làng chợ Dầu từ lúc sinh ra.

Xem thêm: Xem Bói: Có Nên Tin Bói Toán Và Hậu Quả Nhận Được, Có Nên Tin Vào Tử Vi

II.Thân bài- Kể lại tâm trạng của bản thân khi ở nơi tản cư: nhớ làng, phấn chấn khi ở phòng thông tin bước ra.- Kể lại tâm trạng của bản thân từ khi nghe được tin dữ: làng Chợ Dầu là Việt gian (Miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, nghị luận...)- Kể lại tâm trạng của bản thân khi nghe được tin cải chính.III.Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của ông Hai đối với làng, với kháng chiến, với Cụ Hồ.
*

Một số bài văn mẫu hay nhất nhập vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng

Bài văn mẫu số 1“Quê hương” – hai tiếng ấy mới thiêng liêng làm sao! Dẫu rằng tôi cùng bao người khác nữa chỉ là những người nông dân chân lấm tay bùn, ngày ngày đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì chúng tôi cũng có quê hương của mình và rất yêu nó. Sau Cách mạng tháng Tám, tình yêu quê hương của chúng tôi còn được mở rộng ra, gắn kết, gắn liền với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tôi cũng không ngoại lệ. Ấy vậy mà có một lần, tình yêu làng, yêu nước của tôi đã bị đặt vào trong một thử thách làm tôi mất ăn mất ngủ suốt mấy ngày liền.
Trước khi kể về câu chuyện của mình, tôi nên giới thiệu về bản thân mình trước chứ nhỉ? Tuy mọi người thường gọi tôi là ông Hai nhưng tên thật của tôi là Nguyễn Hai Thu. Nhắc tới làng tôi, chắc mọi người đều biết tới rồi nhỉ, làng tôi có tinh thần kháng chiến thế cơ mà! Làng tôi chính là làng Chợ Dầu thuộc huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh đấy! Nhớ năm ấy cái lũ Pháp mất dạy chúng nó tràn sang xâm lược nước ta, tôi cũng muốn ở lại sát cánh cùng các anh em giết chết cha chết mẹ chúng nó, ngặt nỗi dạo ấy trái gió trở trời, cái chân của tôi đau nhức quá, hơn nữa nhà tôi còn có một đàn con nheo nhóc, nên gia đình tôi buộc phải đi tản cư ở vùng đất Thắng theo chính sách của cụ Hồ: tản cư là yêu nước.Ở nơi tản cư, tôi cũng chẳng nhàn hạ tẹo nào. Gia đình tôi ăn bữa nay phải nghĩ đến bữa mai, ăn năm nay phải nghĩ đến sang năm, rồi còn phải góp lương thực để phục vụ kháng chiến nữa chứ, tính kiểu gì cũng không thấy đủ, vậy nên cả gia đình tôi phải làm quần quật cả ngày. Ngày nào cũng vậy, hai tay chân tôi mỏi nhừ, tưởng như không có sức mà bước, mà cầm, mà nắm, mà cử động nữa. Ấy thế mà cứ mỗi khi nằm vật xuống giường, tôi lại vắt tay lên trán nghĩ về làng rồi lại tự tưởng tượng về những công việc kháng chiến của làng: đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá,… Chỉ nghĩ đến thôi là tôi cảm thấy mình như tràn trề sinh lực, phảng phất như tất cả mệt mỏi đều tan biến hết. Chắc tối nay tôi sẽ lại sang nhà bác Thứ để khoe về làng mất! Ôi, làng của tôi mới đáng tự hào làm sao!