Với xã hội hiện đại tiền là vật không thể thiếu được để duy trì cuộc sống hằng ngày. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, từ những đồng xu đầu tiên đến những loại tiền giấy cotton hay cao hơn là loại tiền Polymer đều có những chuyển biến rõ rệt. Hãy cùng tìm hiểu tiền giấy Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử.

*

Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài với nhiều thay đổi về chính trị, kinh tế và xã hội. Tiền giấy Việt Nam vì vậy cũng có đóng góp quan trọng trong trong việc phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ thực tiễn của con người và bản thân nó cũng sự chuyển đổi mạnh mẽ.

Các loại tiền giấy đã và đang được sử dụng

Đồng tiền giấy “Thông bảo hội sao”

Đây là đồng tiền giấy Việt Nam đầu tiên trong lịch sử, ra đời thời nhà Hồ, do Hồ Quý Ly phát hành năm 1396. Tuy nhiên, thời bấy giờ điều kiện kinh tế xã hội chưa phù hợp nên chính sách tiền giấy đã thất bại.

Đồng tiền giấy “Đông Dương”

Đến thời kỳ Việt Nam là một phần Đông Dương thuộc Pháp, giấy bạc Đông Dương ra đời từ năm 1885 lưu hành đến năm 1954 mang mệnh giá 100 đồng bạc. Trên mặt tiền có in hình 3 cô gái mặc trang phục truyền thống thể hiện tình hữu nghị 3 nước Lào, Campuchia và Việt Nam.

*

Đồng tiền giấy Đông Dương (1885 – 1954)

Đồng tiền “Giấy bạc Cụ Hồ”

Đồng tiền chính thức được phát hành và lưu thông năm 1947, sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời với ý nghĩa khẳng định chủ quyền dân tộc của đất nước do Chủ Tịch Hồ Chí Minh ban hành.

Những đồng tiền này có mẫu chung được in hình Cụ Hồ và dòng chữ “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”. Tuy nhiên mệnh giá, chữ và hình ảnh luôn được thay đổi theo từng giai đoạn cho phù hợp với mục tiêu kinh tế, chính trị đất nước. Mệnh giá thời này gồmgiấy bạc 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 500 đồng.

*

Đồng tiền giấy bạc Cụ Hồ (1947)

Đồng tiền giấy Ngân hàng Quốc gia

Năm 1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam miền bắc được thành lập và là đơn vị chính thức quản lý dòng tiền, kho bạc, phát hành tiền kiêm nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. Mệnh giá được in thời bấy giờ là: 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000. Bên cạnh đó chính phủ bắt đầu bắt tay vào công cuộc đổi tiền, dùng 1 đồng tiền mới đổi lấy 10 đồng tiền giấy bạc Cụ Hồ nhằm thu hồi loại cũ và lưu hành hoàn toàn tiền giấy mới.

Và đặc biệt, sự thay đổi ngoạn mục từ tháng 2/1959 đến tháng 10/1960 tỷ giá 1 đồng Ngân hàng Quốc Gia đổi được 1,36 rúp (Liên Xô) và cũng tương đương 1,2 USD (Mỹ).

*

Tiền giấy Ngân hàng Quốc gia phát hành (1951)

Vào năm 1958, Tại miền Bắc đồng tiền Ngân hàng Quốc gia được đổi tiền tiếp tục

Cũng trong giai đoạn này nạn in tiền giả bắt đầu xuất hiện.

*

Tiền giấy bạc Ngân hàng Quốc Gia miền Bắc (1958)

Tiền Ngân hàng Việt Nam (còn gọi là Tiền giải phóng)

Sau giải phóng miền Nam năm 1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên quy mô toàn miền Nam để đưa đồng tiền mới lấy tên là "Tiền Ngân hàng Việt Nam" vào lưu thông và thu hồi đồng tiền cũ với tỷ lệ 1 đồng Ngân hàng Việt Nam bằng 500 đồng tiền cũ và tương đương với 1 USD.

Đến năm 1978, tiền giấy Việt Nam tiếp tục thay đổi, đồng thời nhà nước cũng phát hành thêm các loại tiền 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng.

*

5 Hào năm 1978

Tiền đồng 1985

Đây là giai đoạn mà nền kinh tế nhiều biến chuyển phức tạp, nguồn tiền mặt khan hiếm nghiêm trọng. Ngân hàng đã ban hành các loại tiền 10 đồng, 20 đồng và 50 đồng để giải quyết tình hình, bên cạnh đó thực hiện chính sách 10 đồng thống nhất đổi 1 đồng tiền mới.

*

Tờ tiền giấy 30 đồng năm 1985

Tiền giấy Việt Nam từ năm 1990

Được in bằng chất liệu giấy cotton vào năm 1990, các đồng tiền có mệnh giá 10.000 và 20.000 được sử dụng. Năm 1994, nhà nước ta tiếp tục phát hành tờ 50.000 và năm 2000 phát hành tờ 100.000.

Những năm sau đó tiền xu ra đời nhưng không phù hợp với thời đại nên nhanh chóng bị thu hồi và xếp thành loại vật dụng lưu niệm.

*

Tiền giấy cotton từ đầu thế kỷ XX đến nay

Hiện nay, mặc dù tiền Polimer các mệnh giá 10.000đ, 20.000đ, 50.000đ, 100.000đ, 200.000đ và 500.000đ đã thay thế cho các mệnh giá tương đương loại tiền giấy Việt Nam trước đấy, nhưng nhà nước ta vẫn giữ các mệnh giá nhỏ dưới 5000đ trong giao dịch tiền tệ. Điều này chứng tỏ tiền giấy Việt Nam đã và đang khẳng định được giá trị của mình trong quá trình phát triển nước nhà.