Việt Nam hiếm khi xảy ra động đất do vùng bán đảo Đông Dương nằm sâu trong một mảng kiến tạo và có địa hình bằng phẳng.


Sớm 21/11, nhiều người dân ở Hà Nội, nhất là cư dân sống ở chung cư cao tầng cảm nhận mặt đất rung lắc, không ít người hoảng sợ khi lần đầu trải qua hiện tượng này.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, một trận động đất lớn 6,1 độ richter xảy ra ở Lào có thể đã gây dư chấn ở Việt Nam, trong đó có thủ đô Hà Nội.

Theo ông, đây là trận động đất có biên độ mạnh, tâm chấn cách Hà Nội khoảng 400 km, nên người dân có thể cảm nhận được rung lắc nhất là những hộ ở trên tầng cao. Tuy nhiên, động đất là hiện tượng rất hiếm khi xảy ra ở Việt Nam và Hà Nội cũng gần như không có động đất bao giờ.

Trận động đất mạnh xảy ra sáng nay tại Lào gây ảnh hưởng đến nhiều khu vực ở Hà Nội. Ảnh: VTV.

Nằm sâu trong mảng kiến tạo

Trao đổi với Zing.vn, PGS.TS Cao Đình Triều cho rằng có nhiều lý do khiến Việt Nam rất ít chịu ảnh hưởng của động đất, chủ yếu do các đặc điểm về địa lý.

Động đất hay xảy ra ở các vùng núi cao, có địa hình phức tạp. Đây là vùng có hoạt động kiến tạo trẻ diễn ra mạnh, như các vùng phía bắc Lào, hay các tỉnh biên giới với Trung Quốc. Còn những vùng bằng phẳng ở Việt Nam hay Campuchia thì rất ít có động đất.

Còn ở Hà Nội, mặc dù nằm trên đới đứt gãy sông Hồng, kéo dài từ Vân Nam, Trung Quốc chạy dọc thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ, nhưng Hà Nội lại rất ít chịu ảnh hưởng của động đất.

*
Đới đứt gãy sông Hồng (đường màu xanh) chạy từ Trung Quốc vào Việt Nam. Ảnh: SRTM.

Theo một nghiên cứu của Viện Địa chất (thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN), dọc theo đới đứt gãy này, trên địa phận Trung Quốc, ghi nhận được một số trận động đất lớn lên đến 7,9 độ richter trong khoảng thời gian từ năm 780 đến 1976.

Trong khi đó, trên lãnh thổ Việt Nam xuất hiện các trận động đất có biên độ nhỏ hơn 6 và nhỏ dần khi vào sâu do địa hình bằng phẳng.

Vùng nào thường có động đất?

Theo ông Triều, vùng có khả năng động đất là các tỉnh khu vực Tây Bắc. Các trận động đất mạnh ghi nhận ở thời hiện đại thì chỉ có động đất Điện Biên (năm 1935) với biên độ 6,75 độ richter và động đất Tuần Giáo (năm 1983), với cường độ 6,8 độ richter. Tuy nhiên, các trận động đất này không gây thiệt hại đáng kể.

Theo vị chuyên gia, Hà Nội, theo lý thuyết, vẫn có nguy cơ xảy ra các trận động đất nhưng với cường độ nhỏ hoặc chịu dư chấn của các trận động đất ở các khu vực xung quanh. Ông đơn cử như hiện tượng rung lắc vào sáng 21/11, do ảnh hưởng của trận động đất 6,1 độ richter tại Lào.

"Chúng ta cứ nghĩ mình cách xa tâm chấn, nhưng không hẳn, chiều dài chỉ khoảng 400 km, người dân, đặc biệt những người ở nhà cao tầng vẫn có thể cảm nhận rõ ràng. Nhất là những trận có tâm chấn nông", ông nói.

Hà Nội cũng nằm trên đới đứt gãy sông Hồng, là một đới đứt gãy vẫn đang hoạt động, nên vẫn có khả năng xảy ra động đất. Thực tế, trong lịch sử cũng từng chứng kiến một vài trận động đất có biên độ từ 6 độ richter trở lên, nhưng rất hiếm.

Ông cho rằng ở một số quốc gia, ngoài quá trình kiến tạo, động đất còn do các tác động của con người như hoạt động khai thác than đá, kim loại, hoạt động trữ nước lớn tại các đập thủy điện hoặc khai thác dầu mỏ, khí đốt.


Động đất 6,1 độ ở Lào, nhiều chung cư tại Hà Nội rung lắc

Sáng nay, cư dân nhiều chung cư cao tầng ở Hà Nội cảm nhận rung lắc rõ rệt do ảnh hưởng của động đất. Một số người cho biết bị chóng mặt, đau đầu.


*

Cấm bay Tiktoker quay clip tạo dáng tại đường băng

0 68

Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành quyết định cấm bay 6 tháng với nữ hành khách có hành vi tạo dáng quay Tiktok tại đường băng

*

Nằm sát sông Sài Gòn, vì sao chân cầu Thủ Thiêm 2 vẫn ngập

0 15

Sau cơn mưa chiều 15/8, dù nằm sát bờ sông, khu vực dưới chân cầu Thủ Thiêm 2 bị ngập. Nhiều tuyến đường khác ở nội thành cũng chìm trong biển nước.

*

Nguyên nhân 67 tuyến đường TP.HCM ngập sau hơn 2 tiếng mưa lớn

0 36

Trận mưa chiều 15/8 kéo dài khoảng 2 giờ 30 phút đã gây ngập 67 tuyến đường, trong đó có 47 tuyến đường ngập tức thời.

Bài viết liên quan