Viêm dạ dày thường gặp ở trẻ 2-6 tuổi, cùng xem một số nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh cho trẻ
*
Vi khuẩn HP hay Helicobacter pylori (H. pylori) tồn tại ở đường tiêu hoá có thể dẫn đến các vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng và có thể dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày tá tràng

Viêm dạ dày HP ở trẻ em là tình trạng viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP.

Bạn đang xem: Điều trị viêm dạ dày ở trẻ em

HP là vi khuẩn gây ra tình trạng viêm dạ dày và có khả năng lây từ người sang người. Cùng với đó, tỷ lệ người nhiễm khuẩn HP ở Đông Nam Á khá cao khoảng 55-60% khiến nguy cơ trẻ bị mắc viêm dạ dày HP dương tính tương đối lớn, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi ăn dặm và đi nhà trẻ (2-6 tuổi)

Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính kéo dài 2 – 4 tuần và khá khó khăn với trẻ vì trẻ khó tuân thủ điều trị và tỷ lệ tái nhiễm ở trẻ em khá cao, chính vì vậy quyết định có điều trị ở một trẻ viêm dạ dày HP dương tính rất được cân nhắc và dựa vào nhiều yếu tố.

Viêm dạ dày HP ở trẻ em khi nào cần điều trị?

*
Hình ảnh dạ dày viêm loétTrẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng có xét nghiệm dương tính với HP;Trẻ có tiền sử bịloét dạ dày tá tràng và có kết quả xét nghiệm dương tính với HP;Trẻ bị viêm,teo dạ dày (kết quả được chẩn đoán bằng nội soi làm sinh thiết giải phẫu bệnh);Trẻ viêm dạ dày, có kết quả xét nghiệm dương tính với HP kèm theo ba hoặc mẹ bị viêm loét hoặc ung thư dạ dày;Đối với trẻ có triệu chứng lâm sàng của các bệnh lý dạ dày tá tràng, dù có kết quả xét nghiệm HP cũng cần thiết được làm nội soi tiêu hóa trước khi quyết định điều trị.

* Lưu ý xét nghiệm máu không dùng để chẩn đoán và điều trị HP.

Xem thêm: Các Kí Hiệu Mặt Cười Trên Facebook : Mặt Cười, Icon Độc Lạ 2021 (✿◠‿◠)

Phòng ngừa viêm dạ dày HP ở trẻ em

Vi khuẩn HP có khả năng lây truyền từ người sang người ((qua đường miệng-miệng, phân-miệng, dạ dày-miệng), chính vì vậy phụ huynh cần chú ý các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HP cho trẻ như sau:

Không dùng chung bát đũa, ăn uống chung nhất là khi trẻ ở trường lớp;

Tránh dùng chung các dụng cụ vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng;

Không mớm cơm cho trẻ;

Đậy kín thức ăn tránh các con vật trung gian truyền bệnh như chuột, gián, ruồi…;

Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn;

Đi khám tại các cơ sở uy tín tránh bị lây HP qua các dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ.

Nghi ngờ trẻ bị viêm dạ dày HP khi nào cần đi khám?

*
Khi trẻ có cơn đau bụng nhiều kéo dài cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín kiểm tra

Đến nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa HP, ngoài việc đề phòng lây nhiễm HP như trên bố mẹ cần thường xuyên theo dõi và đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng sau

Đau bụng nhiều;Ói ra máu;Đi tiêu ra máu, hoặc tiêu phân đen sệt;Trẻ có cơn đau ở vùng bên dưới xương sườn, đau giảm sau ăn.

Triệu chứng điển hình của viêm dạ dày HP là đau bụng, tuy nhiên không phải cơn đau dạ dày nào cũng do HP gây ra, chính vì vậy bố mẹ cần đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và có những chỉ định phù hợp, tránh việc tự ý mua kháng sinh về điều trị tại nhà sẽ gây ra nhiều hậu quả như kháng kháng sinh.