Dành hay giành, dành cho bạn hay dành cho bạn, dành hay giành sự quan tâm, “dành lộn” hay “giành lộn”… là điều mà rất người hay nhầm lẫn. Vậy, chữ dành hay giành là đúng chính tả? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân biệt và cách dùng hai từ này chính xác.

Dành hay giành đúng?

Để hiểu rõ từ dành hay giành đúng thì đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của từng từ một. Bởi dành hay giành đều là động từ và chúng đều có ý nghĩa, chính vì vậy chúng ta khó mà phân biệt được dành hay giành là đúng. Để dùng đúng chính tả với hai từ này, ta cần biết nên sử dụng chúng trong ngữ cảnh nào để phù hợp nhất. 

Từ dành nghĩa là gì?

Từ dành ở đây là động từ mang ý nghĩa cất đi, sở hữu một thứ, một vật gì đó và muốn cất nó đi cho người mà ta yêu quý.

Bạn đang xem: Dành cho hay giành cho

Ví dụ: Để dành, dành tình cảm, dành cho, dành dụm, để dành tiền, để dành phần, dành riêng cho bạn…


*
Dành hay giành đúng?


Từ giành nghĩa là gì?

Từ giành là động từ, nó chỉ hành động ta giành lấy, cướp lấy một việc gì đó của người khác. Từ giành thường được dùng trong những trường hợp như cố gắng làm một việc gì đó để có thể lấy được, cướp đoạt được một vật gì đó… với ý định để mang về cho bản thân mình.

Ví dụ: Giành giải nhất, giành giật đồ chơi, tranh giành của cải, giành nhau miếng ăn, giành lấy tự do, giành quyền sở hữu, giành ăn với nhau, giành thắng lợi…

Tóm lại:

Dành: Để lại 1 thứ gì đó cho mình hoặc là cho ai đó.

Giành: Đoạt lấy 1 thứ gì đó.

Ngoài ra thì từ giành còn là danh từ, nó chỉ những đồ đan bằng tre nứa có đáy phẳng.

Mlem mlem là gì? Mlem mlem nghĩa là gì trên Facebook

Cách dùng dành hoặc giành

“Dành cho” hay “giành cho”, “dành dụm” hay “giành dụm”

“Dành cho” là từ đúng chính tả bởi nó chỉ ý muốn, tâm nguyện mà người sở hữu (vật chất hoặc tinh thần) muốn dành tặng lại cho ai đó. Còn từ “giành cho” là sai chính tả, nó không có nghĩa, sai ngữ cảnh.


*
Dành dụm chỉ hành động cất đi, tích lũy một thứ gì đó


“Dành dụm” là một từ ghép đúng chính tả bởi nó mang nghĩa cất dành, tích lũy từng ngày với thời gian lâu dài. Bạn có thể dùng từ dành dụm khi nói đến mục tiêu tiết kiệm, tích lũy một thứ gì đó. Còn từ “giành dụm” là sai chính tả, bởi từ “giành” mang ý nghĩa là giành giật, giành lấy, thể hiện khát vọng sở hữu của bản thân. Khi ta viết về mặt ngữ pháp sẽ không có ý nghĩa, vì vậy đây là một lỗi sai chính tả.

“Dành giật” hay “giành giật”

Từ “dành” sử dụng theo nghĩa tích cực là để dành, dành dụm. Còn từ “giành” thì được dùng với nghĩa chiến đấu như là giành giật, tranh giành. Do đó “giành giật” sẽ là từ đúng chính tả.

Để dành hay để giành

Để dành là từ đúng chính tả. Còn từ để giành không có trong từ điển tiếng Việt, nó không có ý nghĩa gì cả. Để dành là một hành động để lại hoặc cất một thứ gì đấy đi để sau này có thể dùng tiếp.

Tranh giành hay tranh dành

Tranh giành là từ đúng chính tả. Còn từ tranh dành không có trong từ điển, nó không có ý nghĩa gì cả. Tranh giành là hành động, được dùng để chỉ sự tranh giành, tranh nhau để lấy một cái gì đó thuộc về mình.

“Dành” hay “giành thời gian”

Ở đây, từ dành thời gian là đúng, còn giành thời gian là sai. Dành thời gian có nghĩa là ta dành thời gian để làm một việc gì đó. Còn từ giành thời gian là từ không có nghĩa, nó sai ngữ pháp.

“Dành ăn” hay “giành ăn”

Trong trường hợp này từ giành ăn là đúng. Giành ăn có nghĩa là giành ăn một mình. Còn dành ăn là sai.

“Giành” hay “dành cho”

Dành cho là từ được dùng để chỉ chỉ ý muốn, tâm nguyện mà người sở hữu muốn tặng lại cho một ai đó. Vì vậy từ “dành cho” ở đây được sử dụng đúng chính tả và nó phù hợp với từ “cho” sau nó.


*
Giành cho hay dành cho


“Giành cho” là từ sai chính tả, vì từ “giành” vốn mang ý nghĩa giành giật, giành lấy, chỉ mục đích, khát vọng sở hữu của bản thân. Chính vì vậy việc dùng từ giành cho là sai chính tả và nó là từ không có nghĩa.

Chu pa pi nha nhố nghĩa là gì? Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng

Một số ví dụ về cách dùng dành và giành

Viettel đã dành 10 năm để phát triển 5G.

Xem thêm: On1 Nước Rửa Tay On1 500Ml Db500 Dang Xịt, Dung Dịch Rửa Tay Khô On1 650Ml/ 500Ml / 250Ml

Để dành một chỗ ngồi.

Dành cả tuổi thanh xuân.

Dành riêng cho tuổi thanh xuân này.

Dành cho trẻ con những tình cảm thân thương nhất.

Món quà vô cùng ý nghĩa dành cho cô giáo.

Lời chúc dành tặng mẹ.

Dành một phút mặc niệm.

Giành tấm huy chương vàng.

Giành giải nhất cuộc thi.

Giành chiến thắng.

Giành 3 điểm trước đối thủ.

Giành lại chính quyền.

Giành quyền nuôi con.

Giành giật để làm gì.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã nắm được nên dùng từ dành hay từ giành sao cho đúng ngữ cảnh rồi phải không nào. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn không bị lúng túng khi cần dùng hai từ này nhé!