Trung bình mất khoảng 2 tiếng để 1 đơn vị bia, rượu được thải hoàn toàn ra ngoài. 1 đơn vị tương đương 10g ethanol, ví dụ 250 ml bia độ cồn 4, 76 ml rượu nhẹ độ cồn 13, hoặc 25ml rượu mạnh 40 độ). Vậy mẹ cho con bú có được uống bia?


Cho con bú có được uống bia không? Không uống rượu là lựa chọn an toàn nhất cho các bà mẹ đang cho con bú nhưng nếu quá thích, mẹ thỉnh thoảng có thể uống một chút bia hoặc rượu vang. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

Mối tương quan giữa nồng độ cồn đến mẹ và béVậy mẹ đang cho con bú có uống được bia không?Nếu thỉnh thoảng mẹ cho con bú có uống bia rượu thì nên chuẩn bị trước đó như thế nào?Cho con bú uống bia có giúp lợi sữa không?

Mối tương quan giữa nồng độ cồn đến mẹ và bé

Mẹ uống bia khi cho con bú thì cồn sẽ được truyền qua máu vào sữa mẹ và không được lọc bớt. Do vậy nồng độ cồn trong máu và trong sữa mẹ là tương đương nhau.

Trọng lượng và kích thước của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ chuyển hóa cồn. Về cơ bản, người mẹ có vóc dáng nhỏ hơn sẽ chuyển hóa cồn lâu hơn.


*

Trẻ sơ sinh chưa chuyển hóa được cồn trong cơ thể (Nguồn ảnh: unsplash)


Em bé còn nhỏ và gan chưa hoàn thiện nên cơ chế chuyển hóa chưa đầy đủ để lọc bỏ chất cồn trong cơ thể. Do vậy ảnh hưởng của cồn lên cơ thể em bé sẽ nghiêm trọng nếu mẹ cho con bú uống bia rượu thường xuyên. Mỗi bé sẽ có phản ứng khác nhau đối với cồn. Do vậy không thể dự đoán được phản ứng của bé khi uống sữa mẹ có cồn.

Bạn có thể chưa biết:


Nồng độ cồn ảnh hưởng đến mẹ cho con bú như thế nào?

Làm giảm lượng sữa mà mẹ cung cấp cho bé.Gây ức chế (ngăn chặn hoặc làm chậm) phản xạ xuống sữa của vú mẹ.Không chăm sóc được con nhiều và tốt như khi mẹ không uống các thức uống có cồn.

Em bé bị ảnh hưởng bởi cồn ra sao?

Ảnh hưởng đến hoạt động của bé. Bé có thể thấy buồn ngủ, không hiếu động.Nếu bị ảnh hưởng nhiều bởi cồn, bé có thể không phát triển đúng với tuổi.Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Cho con bú uống bia được không? Lỡ uống bia khi cho con bú có sao không?

Không uống rượu là lựa chọn an toàn nhất cho các bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, do nồng độ cồn có thể được đào thải ra khỏi cơ thể sau một thời gian, nên mẹ thỉnh thoảng có thể uống một chút bia hoặc rượu vang. Điều quan trọng là mẹ phải biết và theo sát mốc thời gian mà nồng độ cồn sẽ được thải ra khỏi cơ thể rồi mới cho bé bú.


“Có thể” là câu trả lời của câu hỏi phụ nữ cho con bú có được uống bia. Vậy nên uống như thế nào là an toàn?

Nếu đang trong thời kỳ cho con bú thì chỉ nên thỉnh thoảng mới uống hoặc uống tối đa một cốc mỗi ngày. Bà mẹ nặng 60 ký thì không nên uống quá 60 ml rượu trắng, 240 ml rượu vang, hay 2 ly bia trong khoảng thời gian 24 tiếng.


*

Tốt nhất mẹ cho con bú không nên uống bia (Nguồn ảnh: unsplash)


Mẹ uống bia có nên cho con bú? Trung bình mất khoảng 2 tiếng để 1 đơn vị bia, rượu được thải hoàn toàn ra ngoài. 1 đơn vị tương đương 10g ethanol, ví dụ 250 ml bia độ cồn 4, 76 ml rượu nhẹ độ cồn 13, hoặc 25ml rượu mạnh 40 độ). Vì vậy, nếu mẹ có uống 1 lượng bia/rượu như vậy hay như tiêu chuẩn thì đợi ít nhất hơn 2 tiếng mới cho con bú.


Trong trường hợp, bạn lỡ uống hơi nhiều và có thể hơi say thì nên chỉ cho bé bú khi đã tỉnh táo. Hoặc nếu phải cho bé ăn, thì nên thay thế bằng sữa công thức.

Để đảm bảo an toàn nguồn sữa mẹ cho bé, mẹ có thể thực hiện các cách sau:

Chọn mốc thời gian cách tầm 3 tiếng để uống trước khi bé bú lại. Thường có thể chọn lúc vừa cho bé bú xong; hay lúc bé đang ngủ giấc ngắn hay dài.Nếu trẻ không uống sữa công thức thì mẹ có thể bơm sữa và trữ trước khi uống để bé bú khi đói.Thật tuyệt nếu bé chịu uống sữa công thức, lúc này mẹ có thể tạm thời pha sữa công thức cho bé bú trong khi chờ nồng độ cồn ra hết khỏi cơ thể.Khi phải uống bia trong trường hợp bất khả kháng, mẹ có thể hút sữa và trữ sữa cho con trước khi uống để đảm bảo an toàn và đợi ít nhất 2 tiếng mới tiếp tục cho bé búNồng độ cồn trong cơ thể mẹ cao nhất trong khoảng từ 30-90 phút sau khi uống và thời gian để tiêu thụ hết lượng cồn này còn tùy thuộc từng ngườiĐể trung hòa bớt nồng độ cồn trong cơ thể, mẹ nên uống 1 ly nước lọc sau khi uống hoặc ăn 1 chút thức ăn nhẹ sau khi uống bia rượu. Nếu chưa thể cho con bú, hãy vắt bớt sữa mẹ ra và bỏ đi1 lưu ý quan trọng khác là bố mẹ tuyệt đối không được ngủ chung với con nếu đang bị ảnh hưởng bởi bia rượu hoặc chất kích thích khác.

Bạn có thể chưa biết:


Cho con bú uống bia có giúp lợi sữa không?

Câu trả lời là không! Hiện chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc uống bia hay bất kỳ loại đồ uống có cồn có thể làm tăng nguồn sữa mẹ. Một điều mẹ cần và nên biết là cồn sẽ làm mất nước cơ thể mẹ đồng thời làm giảm lượng dịch trong cơ thể, dẫn đến ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa mẹ.


Ngoài ra, hormone hỗ trợ sự sản sinh sữa prolactin tăng lên khi tiêu thụ cồn, thì oxytoxin (hormone chịu trách nhiệm cho quá trình tiết sữa) lại giảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong suốt 4 tiếng đồng hồ sau khi mẹ uống khoảng 120 ml rượu vang, 1 ly rượu pha chế, hay một lon bia, thì các bé bú được một lượng sữa ít hơn bình thường 20%.


*

Mẹ nên hạn chế đồ uống có cồn trong và sau khi mang thai (Nguồn ảnh: unsplash)


Nước uống sữa cho mẹ sau sinh

Mẹ sau sinh cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý để có thể có đủ sữa cho con. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm các yếu tố để kích sữa như thức uống lợi sữa. Sau đây là một số loại nước lợi sữa khá hiệu nghiệm:

Nước chè vằng: Chè vằng có nhiều công dụng, bên cạnh lợi sữa, chè vằng còn giúp giảm cân, mát gan, giúp mẹ sau sinh nhanh chóng lấy lại vóc dáng.Nước lá đinh lăng: Lá đinh lăng phơi khô, sao vàng hạ thổ sẽ có mùi thơm rất dễ uống, có tác dụng an thần, giúp cả mẹ và bé ngủ ngon. Mẹ cũng có thể nấu cháo chân giò, cháo sườn non với đinh lăng giúp đổi khẩu vị và gọi sữa về hiệu quả.Nước 5 loại đậu: Hỗn hợp 5 loại đậu rang gồm đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng dùng để hãm nước uống cũng có tác dụng lợi sữa.Nước nụ và lá vối: Nước nụ và lá vối cũng có tác dụng lợi sữa và dễ uống.

Mẹ cần chú ý, với các thức uống lợi sữa này, mẹ chỉ nên sử dụng các loại lá, cây cỏ mà mình biết rõ nguồn gốc và lành tính, không gây hại đến đường ruột của mẹ và bé.

Một số lưu ý khác cho mẹ

Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng cho rằng, người mẹ trong thời kỳ cho con bú cũng cần nhớ, nếu ăn gia vị như tỏi, ớt, hành, hạt tiêu thì sữa cũng có mùi khó chịu, khiến trẻ bỏ bú


Một số đồ uống mẹ cần tránh là trà, cafe, nước ngọt, nước tăng lực… Đây là đồ uống có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và bé. Trà có axit làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt, gây ra tình trạng thiếu máu; các loại đồ uống có gas, nước ngọt chứa nhiều đường không tốt cho thai phụ và đặc biệt đồ uống có cồn có khả năng gây dị tật thai nhi, làm giảm chỉ số thông minh của trẻ, làm trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân, chậm phát triển trí não…

Tốt nhất, mẹ không nên uống các thức uống có cồn trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, tiêu thụ bia rượu với lượng vừa phải không có hại cho trẻ sơ sinh. Nhưng mẹ hãy nhớ không cho bé bú trong một mốc thời gian nhất định để bia rượu được đào thải hết ra ngoài nhé.

Nguồn tham khảo: Những đồ ăn nên tránh khi cho con bú – hocketoanthue.edu.vnexpress