Special Thời sự Đầu tư Bất động sản Quốc tế Doanh nghiệp Doanh nhân Ngân hàng Tài chính - Chứng khoán
*

*

Đã ở tuổi thất thập, ông Trần Văn Sen, nghệ nhân, Anh hùng Lao động, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hương Sen vẫn chưa dành thời gian nghỉ ngơi. Trong ông, lửa khát khao vẫn cháy.

Bạn đang xem: Đại gia trần văn sen


Thái Bình: Hai sự kiện chào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam Đưa hàng Việt về nông thôn Thái Bình Hội doanh nhân nữ Thái Bình: Mái nhà chung của doanh nhân nữ quê lúa

Làm sống lại nghề dệt cha ông

Năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, nghề dệt ở làng Mẹo quê ông bước đầu phục hồi, nhưng cuối những năm 60 lại rơi vào thời điểm khó khăn nhất, có nguy cơ mất nghề. Là trưởng tộc dòng họ Trần, đêm ngày ông suy nghĩ: "Tại sao quê mình không sống nổi với nghề dệt? Làm thế nào để khôi phục, phát triển nghề dệt của Phương La”? 

   
  Khát khao khôi phục và phát triển nghề dệt của nghệ nhân Trần Văn Sen đã giúp làng quê ông trở thành "Làng tỷ phú"  

Trước khi cứu nghề dệt, phải cứu đói, ông đã đưa nghề đan vó, dệt săm vớt cá bột, dệt chã bắt tép moi, đan lưới bóng chuyền và cả nghề dệt chiếu Hới về làng, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân.

Tiếp đó, ông nhờ người thân giúp đỡ để có tiền “giắt lưng” đi đến các làng dệt tiếp thu công nghệ mới, cải tiến, nâng cấp máy dệt thủ công thô sơ thành máy dệt bán tự động, liên hoàn, dệt vải khổ rộng, năng suất và hiệu quả cao hơn.

Ông cũng là người đầu tiên đưa công nghệ in hoa tẩy nhuộm về làng. Số người trở lại nghề dệt ngày một đông, làng có sản phẩm tốt, bán chạy, thu nhập của người thợ được cải thiện.

Năm 1981, ông Sen đứng ra thành lập Tổ hợp chuyên nghiên cứu, sản xuất hàng dệt cao cấp Tân Phương, thu hút hàng trăm lao động, mỗi năm sản xuất hàng triệu mét vải phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang Liên Xô, Đông Đức, Nhật Bản.

Đây là mô hình kinh tế mới xuất hiện đầu tiên ở Thái Bình, báo hiệu những phương thức làm ăn mới, những nhân tố mới trên mảnh đất dệt truyền thống Phương La.

Nhưng thật bất ngờ, người bỏ tiền nhà ra để mở mang công nghệ, thị trường mới cho làng thì lại gặp “hạn”. Nhà cửa ông bị khám, bị hiểu lầm, bị phát đơn kiện vì có dấu hiệu “làm ăn bóc lột, móc ngoặc, mầm mống tư bản”. “Nhưng vì mình làm đúng, nên mình đã vượt qua và đi tới”, nghệ nhân Trần Văn Sen khẳng định.

Rồi cuối thập kỷ 90, ông đưa nghề dệt khỏi lũy tre làng lên thị trấn Hưng Hà mở rộng sản xuất và Xí nghiệp Dệt nhuộm in hoa Hương Sen ra đời. Khởi đầu lại muôn vàn khó khăn, thử thách, nhất là không được vay vốn (xí nghiệp tư nhân). Vững tin chèo lái, ông lại vượt qua được thời lận đận cam go này. Đây cũng là thành công của xí nghiệp tư nhân đầu tiên ở Thái Bình. Các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng đã về thăm mô hình kinh tế mới này.

Cũng từ đó, Xí nghiệp góp phần đưa nghề dệt Phương La phát triển mạnh ra mấy chục xã trong tỉnh và nhiều tỉnh thành khác; làng có tới 50 tổ hợp và 40 doanh nghiệp, trong đó có 5 doanh nghiệp lớn, được mệnh danh là “Làng tỷ phú”.

Chủ hãng bia tư nhân đầu tiên

Sau bao đêm ngày trăn trở, nhiều cuộc khảo sát điều tra, cuối cùng ông quyết định mở thêm hướng đầu tư mới vào ngành bia, nước giải khát, một ngành sản xuất có thị trường tiêu thụ rộng lớn, lợi nhuận cao, đồng hành với chất lượng cuộc sống xã hội hiện đại.

Xem thêm: Mua Bán Hoặc Cho Thuê Chung Cư 47, Bot Protection

Thế mà ngày ấy mới, phong thanh Công ty Hương Sen đầu tư thiết bị và công nghệ sản xuất bia hiện đại, đây đó đã râm ran như một chuyện lạ lùng. Nghe ra có vẻ có lý, bởi đây là lĩnh vực rất mới, tỷ suất đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, thị trường quyết liệt, vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao… khá xa lạ với một nghệ nhân ngành dệt.

Song tính ông đã quyết là làm. Nghề dệt của cha ông, trong trái tim ông, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, ông không bỏ. Bước vào ngành bia là để đóng góp nhiều cho địa phương, đất nước, thực hiện ước nguyện ông nung nấu từ lâu, đóng thuế thay cho bà con nông dân. Ông Sen hiểu rất rõ, thành bại trong cuộc mở hướng đầu tư sản xuất mới này sẽ quyết định cả sự nghiệp của ông.

Rồi sau những chuyến đi khảo sát kỹ càng ở nhiều nước, cách đây gần 20 năm, năm 1995, ông đã chọn thiết bị tiên tiến hiện đại đồng bộ, khép kín tự động hoá cao của CHLB Đức, với vốn đầu tư ban đầu hơn 100 tỷ đồng cho Nhà máy Bia cao cấp Hương Sen. Đây là nhà máy bia tư nhân đầu tiên hiện đại vào bậc nhất Việt Nam thời kỳ đó.

Vận hành và phát huy hiệu quả nhà máy bia hiện đại là bài toán khó với đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân hầu hết bắt đầu từ sản xuất làng nghề và nông nghiệp. Nhiều giải pháp đã được ông và cộng sự tiến hành đồng bộ, như thuê kỹ sư trưởng người Đức cùng chuyên gia, mở các lớp đào tạo công nhân kỹ thuật tại công ty, cử cán bộ đi học các trường đại học…

Tháng 5/1998, những lon bia "của những khát khao" đã trình làng và được khách hàng ưa chuộng. Thật rủi, ngay sau đó, Công ty phải đương đầu với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, ngân hàng vừa siết nợ, vừa không cho vay thêm, nhà máy cận kề bên bờ của sự phá sản.

Có dịp gần gũi ông ở thời điểm ấy, mới thấy chí làm giàu và bản lĩnh doanh nhân trước bão tố. Một mặt, huy động vốn từ các kênh người thân, bạn bè để kiên quyết không đóng cửa nhà máy, một mặt ông lên Hà Nội, trực tiếp báo cáo lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Nghe xong, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng sững sờ vì giữa báo cáo hàng tuần của Chi nhánh Thái Bình và của Công ty có những điểm cách xa, thậm chí mâu thuẫn. Với sự nhạy cảm, vị Chủ tịch quyết định về nghe quan điểm của tỉnh và trực tiếp kiểm tra nhà máy, để rồi đi đến quyết định, không bán nhà máy bia, tiếp tục cho vay vốn, giúp Hương Sen vượt qua thử thách.

Quyết định đó đã giúp Nhà máy Bia Đại Việt bước qua "cửa tử", rất đúng với đường lối phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, tạo niềm tin cho nhiều doanh nghiệp tư nhân non trẻ, đem lại lợi ích cho công ty, nguồn thu ngân sách cho tỉnh và cho chính Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Thái Bình, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động.

Đón đầu xu thế hội nhập kinh tế thế giới, 4 năm sau ông tiếp tục mở rộng Nhà máy Bia cao cấp Hương Sen, nâng sản lượng bia hàng năm từ 100 triệu lên 200 triệu lít và 100 triệu lít nước giải khát. Đây cũng là nền tảng vững chắc giúp Công ty vượt qua khó khăn, thách thức của một nhà máy trẻ, tiếp tục thực hiện hiệu quả hợp tác liên kết, liên doanh với Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn, phát huy công suất nhà máy, nâng doanh thu và tạo thêm việc làm cho người lao động. Với niềm tự hào dân tộc sâu nặng, ông suy nghĩ và chọn thương hiệu “Đại Việt” cho sản phẩm bia cao cấp.

Các sản phẩm dệt, bia, rượu, nước giải khát của Hương Sen nhanh chóng chiếm lĩnh 64 tỉnh, thành phố và đăng ký thương hiệu ở 30 nước, đã xuất khẩu sang 10 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Mỹ, Nhật, Đức, Đài Loan. Ông đã thực hiện được ước nguyện là nộp thay thuế cho nông dân. Hàng chục năm qua, Hương Sen là doanh nghiệp nộp ngân sách cao nhất tỉnh Thái Bình: năm 2012 trên 408 tỷ đồng, năm 2013 là 628 tỷ đồng. Công ty còn xây dựng 180 nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhận phụng dưỡng 2 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, mẹ liệt sĩ cô đơn, tặng sổ tiết kiệm tặng giống, vốn, trâu bò, công cụ sản xuất cho hàng ngàn hộ nghèo, gia đình chính sách… Doanh nhân Trần Văn Sen đã cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Họ trần Việt Nam, Hội chữ Thập đỏ tổ chức Chương trình Vàng "Khí phách Đại Việt, Hào khí Đông A, Thế giới hòa bình, Gia đình hạnh phúc" để ủng hộ ngư dân, cán bộ chiến sỹ tại Trường Sa, Hoàng Sa trên 20 tỷ đồng, ngay sau khi Trung Quốc hạ đặt dàn khoan trái phép trên biển Đông.

Tập đoàn Hương Sen được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, 6 Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ; 9 năm liền được Bộ Công an tặng Bằng khen và Cờ luân lưu cùng nhiều Cờ, Bằng khen của các bộ, ngành trung ương, của UBND tỉnh Thái Bình; “Đơn vị văn hóa” Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; “Đơn vị có đời sống văn hóa cơ sở” của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịchVHTT-DL. Bia Đại Việt đã có bộ sưu tập 14 huy chương Vàng các hội chợ triển lãm, Giải thưởng “Sao Vàng đất Việt”, thương hiệu mạnh Việt Nam.

Danh gia vọng tộc

Sử sách còn ghi: nghề dệt ở làng Mẹo, nay là Phương La có từ thời nhà Trần và chính thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ là người đầu tiên có công khai phá, dựng ấp, dựng làng và dạy nghề cho các cư dân. Từ năm 1937, lô hàng đầu tiên của làng đã được xuất sang Nhật Bản. Từ đấy, các thương gia Nhật đã để mắt tới làng Mẹo. Người có công thiết lập quan hệ buôn bán đó là cụ Trần Văn Tuân, bố ông Trần Văn Khiển, thân sinh nghệ nhân Trần Văn Sen.

Nối tiếp truyền thống ông cha, Tập đoàn Hương Sen tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết gia đình danh gia vọng tộc.

Là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hương Sen, nghệ nhân, Anh hùng Lao động Trần Văn Sen vẫn tích cực tham gia và đại biểu HĐND huyện, đại biểu HĐND tỉnh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Thái Bình, Phó chủ tịch thứ nhất Hội họ Trần Việt Nam, Chủ tịch Hội Bảo tồn văn hóa dân tộc Unesco Việt Nam…

Con rể Đỗ Văn Vẻ hiện là Phó tổng giám đốc Tập đoàn, Đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch HHDN tỉnh Thái Bình. Con trai Trần Văn Trà là Phó tổng giám đốc Tập đoàn, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Thái Bình. Con trai Trần Văn Công là Giám đốc maketing Công ty. Con gái Trần Thị Hoài là Giám đốc Nhà máy Bao bì Hương Sen. Con gái Trần Thị Bích là Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hương Sen, kiêm Tổng giám đốc Công ty Long Hưng (Hà Nội). Con gái Trần Thị Chi là Giám đốc tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Hương Sen. Các thế hệ đang nối tiếp nhau dưới bóng đa xum xuê tươi tốt. Từ gốc rễ bền vững, những cành lá đang ngày thêm chắc khỏe vươn cao dưới trời xanh.

Vũ Văn Tiền: Đại gia không siêu xe, hàng hiệu Tổng giám đốc Viettel: Xóa bỏ thành công để khởi tạo thành công Doanh nhân Phan Văn Quý: Người lính hai lần ra trận

Lã Quý Hưng