Mùa nước nổi miền Tây thường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Trong thời gian “con nước tràn bờ” là điều kiện lý tưởng để hệ sinh thái động thực vật ăn theo mùa nước sinh sôi nảy nở. Cũng vì thế mà nhiều đặc sản mùa nước nổi miền Tây đã xuất hiện trong lúc này. Có thể kể đến như: bông điên điển, bông súng, cá linh, cá lóc đồng, tép trấu…

Tuy nhiên, khi đi tour du lịch mùa nước nổi miền Tây du khách có thể chỉ có ít ngày để trải nghiệm, có khi vỏn vẹn đi về trong ngày. Vậy, để thưởng thức được được nhiều món và cảm nhận được hết cái ngon trong từng món ăn đặc sản mùa nước nổi miền Tây thì phải lên trước thực đơn. Việc này tuy tốn chút thời gian nhưng bữa ăn sẽ hài hòa và hợp lý cơ cấu giữa các món ăn.

Bạn đang xem: Đặc sản mùa nước nổi


Nội dung bài viết

1 Đặc sản mùa nước nổi miền Tây

Đặc sản mùa nước nổi miền Tây

1. Gỏi bông điên điển trộn tép đồng

Bông điển điển là đặc sản quá nổi tiếng mà không thể không nhắc đến khi nói về mùa nước nổi miền Tây. Tuy nhiên, người dân thường không ăn trực tiếp mà kết hợp với các thức khác để chế biến thành những món ngon. Nước lênh láng nên những khóm điên điển chính là chỉ dấu của bờ bến. Chỉ tốn công chống xuồng ra, rướn người tuốt ở vài cành là đã có rổ bông điển điên vàng óng, đem về rửa sạch rồi để cho ráo nước.

*
Đặc sản mùa nước nổi miền Tây – Gỏi bông điên điển trộn tép đồng

Tép thì đặt lọp qua đêm là đã đầy thau, tươi rói. Đem rửa rạch, nhặt rác, rồi cho một ít các gia vị, thêm muỗng cà phê đường, đảo điều và để chừng mươi phút cho thấm. Bắc chảo dầu nóng, cho tép vào rang đến độ vừa chín giòn vỏ.

Công đoạn kế tiếp là pha nước mắm ngon với ít giấm, đường và gia giảm thêm chút ớt, tiêu…tùy khẩu vị. Đây chính là nước để trộn gỏi.

Xong đâu đó, cho hỗn hợp gồm bông điên điển, tép vào một cái âu to, rồi đổ phần nước trộn gỏi ở trên vào, trộn đều. Thế là đã xong, chỉ cần xúc ra đĩa để có món khai vị cho bữa ăn đặc sản mùa nước nổi miền Tây: gỏi điên điển trộn tép đồng.

2. Ốc bươu nướng nước mắm tiêu sọ

Ốc bươu thì có khắp nơi ở các ruộng đồng. Tuy nhiên, vào thời gian mùa nước nổi với sự phát triển nguồn thức ăn dồi dào của chúng là các vi sinh vật trong nước lũ, trong bùn non; ốc bươu sẽ mập mạp, thịt đầy đặn và ngọt hơn.

*
Đặc sản mùa nước nổi miền Tây – Ốc bươu nướng nước mắm tiêu sọ

Công đoạn đầu tiên là ngâm ốc bưu với nước vo gạo chừng 30 phút, sau đó vớt ra để khô ráo. Chuẩn bị sẵn một đống than củi (có thể cho vào lò than), trên đặt vĩ nướng. Khi nướng phải đặt miệng ốc bưu phía dưới vừa để thịt chín đều, vừa tránh tình trạng cháy xém do võ ốc bưu rất dễ cháy khét. Nướng cho đến khi ốc bưu vừa chín tới thì tách phần thịt ra, lật võ ốc bưu lại, cho nước mắm ngon có tiêu sọ rưới lên phần thịt ốc. Bí quyết thơm ngon của món ốc bươu nướng nước mắm tiêu sọ chính là ở phần nước mắm ngon trộn với tiêu sọ, đường, chanh, ớt, tỏi…

Món ốc bươu nướng nước mắm tiêu sọ thường được ăn kèm với một số loại rau, như: rau răm, rau thơm, lá xoài non…Vị ngọt của thịt ốc bươu hòa quyện cùng nước mắm chua chua của chanh, cay cay của ớt, vị nồng cua tiêu sọ…sẽ làm cho bữa ăn đặc sản mùa nước nổi miền Tây thêm phần đậm đà, khó cưỡng.

3. Cá lóc đồng nướng trui cuốn lá sen non – đệ nhất đặc sản mùa nước nổi miền Tây

Mùa nước nổi miền Tây cũng chính là mùa săn cá lóc đồng nhộn nhịp nhất của người dân sống ở các khu vực đầu nguồn như Đồng Tháp, An Giang. Để đánh bắt được cá lóc đồng, người dân đã sáng tạo ra một cách thức rất độc đáo, đó là nghề “đẩy côn”.

*
Đặc sản mùa nước nổi miền Tây – Cá lóc đồng nướng trui cuốn lá sen non

Có thể khẳng định cá lóc đồng nướng trui là một trong những món ăn phản ánh đúng đặc trưng dân giã nhất của ẩm thực miền Tây, nhất là vào mùa nước nổi.

Cách thức chế biến món cá lóc đồng nướng trui quả là đơn giản. Chỉ cần rửa sạch, sau đó xỏ một cái que xiên từ đầu đến đuôi, rồi đem cắm thẳng đứng que xuống đất. Hốt mớ rơm khô phủ quanh và nhóm lửa. Với những chú cá lóc đồng hơi lớn lâu chín thì kinh nghiệm dân gian là đổ một ít nước vào bụng cá. Dưới tác động của nhiệt làm nước trong bụng sôi lên, thế là có cả hai sức nóng ngoài và trong làm cá chín đều.

Sau khi lửa tàn, lấy nhánh củi khô cạo bớt lớp vảy cháy đen bên ngoài. Nếu đang giữa đồng thì đơn giản là dùng tay bóc thịt cá và chấm muối ớt hột, thế được một món ngon lành, gọn nhẹ mà chất lừ.

Cầu kỳ hơn, thêm ít bún, rau thơm rồi cuốn với lá sen non và chấm cùng mắm me. Còn gì bằng khi vừa thưởng thức món ngon, vừa nhâm nhi ly rượu đế cay nồng. Vừa thả hồn miên man theo từng câu vọng cổ lên xuống, phóng tầm mắt xa xa ngắm khung cảnh bao la của mùa nước nổi miền Tây thì chỉ có “quất cần câu”, không lối về.

4. Chuột đồng nướng lu

Mùa nước nổi miền Tây là tác nhân xâm chiếm địa bàn cư trú của chuột đồng. Thế nên, khi con nước tràn đồng, lũ chuột đồng phải chạy tán loạn, di cư đủ nơi nào là ụ đất, gò cao, cành cây…để tìm nơi ẩn cư mới. Để bắt được chuột đồng, người dân chỉ cần cầm ba chĩa, nếu chuyên nghiệp hơn thì dùng chó săn hoặc đặt bẫy rập.

Xem thêm: Lịch Thi Đấu Đội Tuyển Việt Nam 2017 Tải Xuống, Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam Năm 2017

*
Đặc sản mùa nước nổi miền Tây – Chuột đồng nướng lu

Tâm lý du khách phương xa thường e ngại khi nghe đến món chuột. Nhưng thực ra chuột đồng mùa nước nổi rất sạch, vì chúng chỉ sống ngoài đồng và ăn lúa gạo. Thịt chuột được làm sạch, lột da, cắt móng chân và cả đầu, bỏ hết phần ruột, sau đó đó ướp với gia vị cho thấm. Có nhiều cách chế biến như nướng rơm, hấp, xào sả ớt, rô ti…, nhưng món thịt chuột nướng lu thường được nhiều thực khách lựa chọn.

Dựng cái lu lớn, sau đó cho than củi vào. Trên thì móc chuột vào móc sắt và treo thành hàng trên miệng lu. Vì lu chỉ có một mặt hở là miệng nên sức nóng tác động đến 3 chiều, làm thịt chuột chín đều hơn. Trong quá trình nướng thường xuyên trở tay và có thể quệt thêm các gia vị, nước mỡ, mật ong…để lớp da ngoài chín giòn, vàng óng.

Thịt chuột đồng nướng lu chấm muối tiêu chanh ăn kèm với rau răm, chuốt chát, dưa leo. Cắn miếng thịt béo ngậy, thơm mềm, lai rai vài ba ly đế để cảm nhận hết sự dân giã trong từng món ăn đặc sản mùa nước nổi miền Tây. Có khi, bạn quên cả lối về.

5. Cá heo kho tộ

Cá heo nước ngọt chỉ có vào mùa nước nổi miền Tây và sống ở những nơi có dòng chảy mạnh. Du khách nếu mới chỉ nghe chắc nghĩ đến những chú cá to lớn, dài cả sải tay vẫn hay thấy trên truyền hình. Nhưng không phải thế, cá heo nước ngọt chỉ to khoảng 3 ngón tay và dễ nhận biết với vây và đuôi có màu đỏ cam bắt mắt.

*
Đặc sản mùa nước nổi miền Tây – Cá heo kho tộ

Ngày xưa, cá heo kho tộ là món ăn dân giã của dân nghèo. Ngày nay, với số lượng ngày càng hiếm, cá heo kho tộ thực sự là một đặc sản mùa nước nổi miền Tây mà du khách đến đây cần phải thử qua.

Cá heo được đánh bắt bằng các phương pháp: đặt lợp, đặt dớn, giăng lưới…Sau khi cắt vây và đuôi, làm sạch bụng; rửa sạch với chút giấm để khử mùi tanh rồi để ráo. Gia vị ướp cá gồm nước màu dừa, tiêu, ớt, nước mắm, muỗng nước cơm…Bắt lên bếp kho cho đến khi nước sền sệt, thêm chút tóp mỡ, tiêu bột…là xong.

Món ăn cá heo kho tộ không cầu kỳ, nó đơn giản như chính tính cách của con người sông nước miền Đồng bằng Sông Cửu Long vậy. Một lần đến đây, thử thưởng thức món đặc sản mùa nước nổi miền Tây này, du khách nhất định sẽ muốn quay trở lại.

6. Lẩu chua cá linh bông điên điển

Khi nhắc đến đặc sản mùa nước nổi miền Tây thì con cá linh xứng danh là “nữ hoàng”. Sẽ không còn gì đặc sắc của một mùa nước khi không có loại cá này!

Con cá linh lớn dần theo con nước nổi. Nếu như cá linh lớn người dân đem đi ủ mắm, kho lạt…, thì cá linh non những tháng đầu mùa còn nhỏ, vảy và xương chưa cứng thì được đem nấu lẩu (canh) chua với bông điên điển.

Cá linh đem rửa rạch và để ráo. Bắt nồi nước lẩu được nấu bằng nước dừa và xương heo, dặm thêm các vị đặc trưng của lẩu chua như nửa vá “nước mắm rin”, ít muỗng đường, chén me dầm. Đun nóng chảo mỡ rồi cho tỏi vào phi thơm. Thêm lá me non cùng rau ngò gai vào xào đều tay. Trút hỗn hợp này vào nồi nước lẩu. Khi nước lẩu sôi lại thì bỏ thêm ít lát ớt sừng. Thế là đã xong phần nước dùng cho món lẩu chua cá linh bông điên điển.

Khi ăn, vì cá linh non rất mau chín nên trút nhanh cá vào nồi rồi nhúng thêm bông điên điển, cọng bông súng vào nồi lẩu rồi vớt ra ăn ngay. Món này ăn kèm bún hoặc cơm đều được. Đương nhiên không thể thiếu chén nước mắm nguyên chất để chấm cá.

Sự hòa quyện của vị chua chua, ngọt ngọt, hơi mằn mặn của nước dùng; vị béo ngậy của cá linh non cùng bông điển điển; tất cả sẽ làm nên món ăn được ví là “linh hồn” của mùa nước nổi miền Tây.

Đặc sản mùa nước nổi miền Tây với rất nhiều món ăn khác nhau. Nhưng với thực đơn nổi bật trên sẽ góp phần giúp du khách ghi nhớ để khi có dịp đến du lịch mùa nước nổi miền Tây sẽ được trải nghiệm một cách dễ dàng nhất.

Hiện tại TRIPPY.VN là đơn vị thực hiện nhiều tour du lịch mùa nước nổi miền Tây.