Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng một lần nghe thấy câu nói “có thực mới vực được đạo” đúng không nào? Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được ý nghĩa sâu xa ẩn giấu sau câu nói này. Vậy, có thực mới vực được đạo là gì? Cùng hocketoanthue.edu.vn tìm kiếm câu trả lời trong bài viết chi tiết dưới đây các bạn nhé!

Giải thích câu có thực mới vực được đạo

Đây là câu tục ngữ quen thuộc thường được dùng để nói lên tầm quan trọng của việc ăn uống trong đời sống hàng ngày (dĩ thực vi tiên). Chúng ta có thể hiểu đơn giản câu nói này theo nghĩa đen là: Con người cần phải được ăn uống đầy đủ để có sức khỏe thật tốt trước đã, có sức khỏe rồi mới có thể đi theo Đạo được. Tức, đời sống vật chất được đáp ứng đủ đầy thì chúng ta mới một lòng chú tâm hướng tới đời sống tâm linh.

*
Có thực mới vực được đạo ý nghĩa là gì?

Tuy vậy, câu tục ngữ này còn mang theo một ý nghĩa sâu xa hơn. Đó là, trong cuộc sống, chúng ta trước tiên cần quan tâm tới những điều căn bản và thiết thực nhất. Sau đó mới nên nghĩ tới bất cứ điều gì ngoài tầm với hiện tại so với năng lực của mình. Chẳng hạn như là những ước mơ, mục tiêu mà chúng ta đang theo đuổi lúc này.

Chân lý “Có thực mới vực được đạo” đã được ông cha ta đúc kết trong hàng trăm năm qua. Và cho đến tận bây giờ nó đã trở thành 1 câu nói vô cùng phổ biến, được coi là “6 chữ vàng” ý nghĩa.

Vậy có thực mới vực được đạo trong tiếng Anh là gì? Có thể bạn không biết, thành ngữ trong tiếng Anh cũng rất phong phú và có thực mới vực được đạo English sẽ là “Fine words butter no parsnips”. Nó có nghĩa là những lời ngon ngọt, bùi tai thì không có hữu ích gì cả, phải hành động trước chứ không nên chìm đắm trong ảo tưởng.

Có thực mới vực được đạo trong Đạo Phật được định nghĩa thế nào?

Bạn có biết rằng trong cuộc đời của mỗi chúng ta tồn tại bao nhiêu cách để ăn uống không? Và có mấy loại thức ăn? Lâu nay đa phần mọi người đều nghĩ rằng, con người chỉ có thể ăn bằng miệng (người đời còn gọi là Đoàn thực). Nhưng trên thực tế thì, theo quan niệm Phật giáo, lại có đến 4 cách ăn. Dưới đây là 4 cách ăn:

Thứ nhất là cách ăn kiểu “đoàn thực”: “Đoàn” ở đây tức là thức ăn đã được vo tròn lại rồi đưa vào trong miệng. Đây là cách ăn đúng, hợp lý để bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phân biệt được đâu là thức ăn lành mạnh và đâu là thức ăn có chứa độc tố. Việc ăn uống không khoa học dễ để lại di chứng về sau.Thứ hai là cách ăn kiểu “xúc thực”: Kiểu “ăn” này có nghĩa là những gì ta tiêu thụ bằng chính năm giác quan còn lại là mắt, tai, mũi, thân và ý. Mắt tiếp xúc trực tiếp với hình sắc, tai là âm thanh, mũi là mùi hương, lưỡi là mùi vị, thân là cảm giác đụng chạm, ý là pháp trần.
*
Đạo Phật định nghĩa thế nào về “có thực mới vực được đạo”?Thứ ba là cách ăn kiểu “tư niệm thực”: Là những hoài bão to lớn, những ước mơ, những hoài vọng sâu xa của bản thân đang được ấp ủ thực hiện.Thứ tư là cách ăn kiểu “thức thực”: Đó là những cái ở bên ngoài môi trường đang sống, tác động trực tiếp vào tâm thức (trong tiềm thức) của mỗi chúng ta. Khi bạn sống và làm việc trong môi trường lành mạnh và nhiều người tốt thì tâm thức sẽ tốt. Còn ngược lại, với môi trường xấu, độc hại thì tâm thức của bạn cũng sẽ bị cuốn trôi theo cái xấu đó.

Tóm lại, theo Đạo Phật chúng ta có tới 4 cách ăn, trong đó có đến 3 cách ăn thuộc về dạng tinh thần. Vậy cách ăn theo nghĩa đen, ăn để no chỉ là đoàn thực, còn những cách ăn còn lại mới thực sự có giá trị sâu sắc hơn cả.

Có thực mới vực được đạo triết học giải thích ra sao?

Đạo Phật giải thích như trên vậy triết học đánh giá thế nào về câu “có thực mới vực được đạo?”. Có người nói rằng “thực” ở đây tức là ăn, phải no căng cái bụng đã thì mới có thể nói chuyện đạo lý, phải lo kiếm được thật nhiều tiền rồi mới bắt đầu chuyên tâm tu dưỡng.

Nghe thì có vẻ rất hợp lý nhưng khi ta suy xét kỹ lại thì cách lý giải ấy lại không được trọn vẹn và triệt để. Tư duy này khiến nhiều người nghĩ rằng đạo và đời là hai thứ hoàn toàn tách biệt với nhau nhưng trong thực tế chúng lại là một.

Chính bởi cách suy nghĩ sai lầm như vậy nên một người đang có xu hướng không tự ý thức để rèn luyện chính mình trong khi kiếm ăn, làm việc hay khi giao tiếp với thế giới.

Họ phải sống vô đạo trước rồi mới lo tới chuyện có đạo nếu “thực” đó không hề liên quan tới chuyện tu luyện chính mình – thứ họ để lại rồ làm sau. Và việc “thực” làm nền tảng chính cho “đạo” thì lại càng là ý tưởng vô cùng sai lầm, không khác gì nói vật chất là thứ quyết định ý thức cả. Các nhà khoa học vật lý lượng tử hiện đại ngày nay đã chứng minh được rằng ý thức là thứ quyết định vật chất chứ không phải ngược lại.

Nhà vật lý Erwin Schrödinger đã từng nói rằng: “Ý thức không thể diễn giải được bằng những thuật ngữ vật lý. Bởi ý thức là một nền tảng tuyệt đối. Nó không thể được diễn giải chính xác trong thuật ngữ của bất cứ lĩnh vực nào.”

Dĩ nhiên, no cái bụng hay ổn định về phương diện tài chính – kinh tế là điều kiện cần cho chuyện tu dưỡng, nhưng nó không phải điều kiện đủ. Một người không cần phải quá no hay quá giàu để có thể chạm tới được những giá trị tinh thần cao quý nhất. Thứ họ cần chính là ý chí hướng thiện và sự tinh tấn trong thực hành.

*
Triết học lý giải “có thực mới vực được đạo” theo cách nào?

Nhẫn nại, có kỷ luật, sống trong sạch và biết thương yêu mọi người xung quanh là phẩm hạnh không cần phụ thuộc vào bất cứ sự dư dật đồng tiền hay thể xác nào trong thế giới này. Nó thuần thuộc về phương diện đời sống tinh thần, và cần một sự cơ bản về nền tảng sức khỏe để đáp ứng nó.

Chuyện “vực được đạo” kia không hoàn toàn phụ thuộc vào việc ăn uống hay là kiếm tiền. Nó có thể xảy ra vào chính lúc này, ngay tại đây mà không cần thêm điều kiện gì khác. Đó là chưa kể, đời sống “thực tế” của con người hiện nay chỉ có thể được dồi dào ý nghĩa nhờ thực hành kết hợp với đạo lý. Hay nói cách khác hơn là “có đạo mới vực được thực.”

Theo triết học, chữ “thực” nên được hiểu là thực hành, áp dụng đạo lý vào trong đời sống hàng ngày, tự mình kiểm chứng tính đúng sai của đạo lý bằng những trải nghiệm thực tế từ góc nhìn của mình. Đó chính là cách hiện thực hóa “đạo” sao cho đúng. Ví dụ luyện tập ăn uống có điều độ, khoa học là đạo, giao tiếp nhẹ nhàng, khách sáo với đối tác là đạo, làm tấm gương sáng cho con cái noi theo là đạo, kiên trì rèn luyện sức khỏe thường xuyên là đạo, điềm tĩnh trong mọi tình huống khó khăn thiếu thốn cũng là đạo.

Lý thuyết mà không được áp dụng đúng vào thực tế thì chỉ được coi là chuyện hô hào suông, suy nghĩ sâu xa mà không có hành động cụ thể thì cũng chỉ là ý nghĩ viển vông nghĩ quẩn rồi sinh ra hoang tưởng hoang đường.

Trong khi chúng ta đang muốn đi tìm ý thực nghĩa của câu “có thực mới vực được đạo” thì nó vẫn đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cho dù có được biến thể theo cách nào thì tựu chung lại, câu tục ngữ này cũng muốn nhắn nhủ với mọi người rằng cần phải làm những việc thiết thực trước mắt, sau đó mới nghĩ tới những vấn đề khác xa vời hơn.

*
“Có thực mới vực được đạo” không chỉ đơn giản ăn no là đủ

Hy vọng với bài viết trên đây của hocketoanthue.edu.vn đã giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn “có thực mới vực được đạo” là gì và áp dụng đúng cách trong đời sống nhé!