Bệnh tiểu đường ngoài nguyên nhân do sự thiếu hụt insulin hoặc do insulin hoạt động không hiệu quả thì còn liên quan đến các vấn đề lối sống như tập luyện, chế độ ăn uống. Việc điều trị bệnh cũng hướng đến những nguyên nhân này. Trong đó chế độ ăn uống cho người tiểu đường là một phương pháp điều trị cơ bản và quan trọng.

Bạn đang xem: Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường


1. Tại sao cần một chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường?

Điều này là do bệnh tiểu đường là một căn bệnh khởi phát do thiếu hụt hoặc không đáp ứng đủ insulin và có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Khi insulin không đủ, các chất dinh dưỡng như glucose hấp thụ thông qua thức ăn không được sử dụng, và mỗi tế bào của cơ thể bị thiếu dinh dưỡng. Mặt khác, glucose không được sử dụng tiếp tục tăng lên và tích tụ nhiều trong máu. Tình trạng này là tình trạng tăng đường huyết, và nếu bệnh nhân để tình trạng này tiếp diễn, các biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra.

Cách phòng ngừa vấn đề này là bệnh nhân cần phải điều chỉnh lượng thức ăn hấp thụ và thay đổi cách ăn uống để không thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc thay đổi và điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng với lượng năng lượng phù hợp với từng người chính là chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường.

2. Chế độ ăn uống là liều thuốc đặc hiệu tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường

Chế độ ăn uống điều trị tiểu đường thường có xu hướng bị bỏ qua, tuy nhiên đây là phương pháp điều trị quan trọng và cơ bản trong điều trị tiểu đường, là phương pháp có hiệu quả nhất và cũng có vai trò hỗ trợ các phương pháp điều trị khác.

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị nào để chữa khỏi bệnh tiểu đường, nên mục đích lớn nhất của việc điều trị bệnh tiểu đường là phòng ngừa các biến chứng. Biến chứng tiểu đường là những tổn thương có thể xảy ra với tất cả bệnh nhân tiểu đường nếu để tình trạng tăng đường huyết tiếp diễn mà không điều trị. Các biến chứng xảy ra sẽ khiến bệnh nhân bị mất thị giác hoặc cần phải chạy thận, không chỉ đời sống xã hội của người đó trở nên bất tiện mà tuổi thọ cũng sẽ ngắn hơn.

*
Chế độ ăn cho bệnh tiểu đường là liều thuốc đặc hiệu tốt nhất cho bệnh nhân 

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thực hiện chế độ ăn uống điều trị tiểu đường tốt và duy trì kiểm soát đường huyết trong tình trạng tốt, bệnh nhân tiểu đường có thể sống cùng bệnh mà không có biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2, nhiều bệnh nhân hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng bệnh chỉ bằng chế độ ăn uống. Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân cần điều trị tiêm insulin hoặc uống thuốc, nếu không đồng thời duy trì thực hiện tốt chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường, hiệu quả điều trị sẽ không cao.

Ngay cả khi bệnh nhân hiểu phương pháp điều trị này trong đầu nhưng nếu không thực hiện thực sự thì chẳng có ý nghĩa và tiếp tục điều trị cũng không có hiệu quả cao. Bí quyết để có thể duy trì điều trị lâu dài đó là bệnh nhân tự nhận ra sự thoải mái của việc kiểm soát đường huyết tốt. Việc nỗ lực thực hiện chế độ ăn uống trị liệu hàng ngày với quyết tâm tự chữa bệnh của bản thân có hiệu quả mạnh mẽ giúp bệnh nhân có thể sống cùng với bệnh tiểu đường.

3. Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường là gì?

Mặc dù được gọi là chế độ ăn uống điều trị tiểu đường, nhưng đó không phải là một chế độ ăn riêng biệt. Đó chỉ là chế độ ăn uống quyết định lượng năng lượng hấp thụ mỗi ngày. Hơn nữa là chế độ ăn uống điều trị cân bằng tốt lượng cần thiết của ba chất dinh dưỡng chính là carbohydrate, protein, lipid, ngoài ra cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Nói cách khác, mục đích là để thay đổi thói quen ăn uống từ trước cho đến nay và chuyển thành một chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, chế độ ăn uống điều trị này có hiệu quả ngay cả đối với những người không bị bệnh tiểu đường khi sử dụng như một chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa các bệnh lối sống và sống lâu hơn.

4. Giới thiệu về bảng trao đổi thực phẩm

Lý do mà nhiều người cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện chế độ ăn uống dành cho người bệnh tiểu đường là khi chọn thức ăn, các chất dinh dưỡng và lượng năng lượng của thực phẩm ở mỗi loại thực phẩm đều khác nhau. Do đó Hiệp hội tiểu đường Nhật Bản đã tạo ra “Bảng trao đổi thực phẩm dành cho chế độ ăn uống điều trị tiểu đường” (sau đây gọi tắt là bảng trao đổi).

Trong bảng trao đổi, các loại thực phẩm phổ biến thường được chia thành bảy loại (6 bảng và gia vị) dựa trên sự tương tự nhau về thành phần dinh dưỡng. Những thực phẩm của cùng một bảng có nghĩa là có thể được trao đổi (thay thế) với nhau. Với bảng này, bệnh nhân có thể dễ dàng hiểu lượng năng lượng và trọng lượng của thực phẩm mình muốn sử dụng và có thể tạo ra một thực đơn đa dạng.

Phân loại thực phẩm

NhómIIIIIIIVGia vịNhững thực phẩm cần hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng
Thực phẩm giàu carbohydrateThực phẩm giàu protein Thực phẩm giàu chất béoThực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
BảngBảng 1Bảng 2Bảng 3Bảng 4Bảng 5Bảng 6
Loại thực phẩmNgũ cốc, khoai tây, các loại rau giàu carbohydrate, các loại hạt, đậu (trừ đậu tương)Hoa quảHải sản, đậu tương và các chế phẩm từ hải sản, đậu tương; trứng, pho mát, thịtSữa, các chế phẩm từ sữa (trừ pho mát)Các loại hạt giàu chất béo, thực phẩm béoRau củ (trừ một số loại rau giàu carbohydrate), rong biển, nấm, rau câuMiso, rượu gạo nấu ngọt, đường,…Thực phẩm yêu thích như rượu, bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn liền,…

Bản thân liệu pháp không khó chút nào, nhưng ở giai đoạn thực hành, bệnh nhân cần một chút kiên nhẫn cho đến khi quen với nó.

Xem thêm: Các Bài Hát Về Ngày Khai Trường, Danh Sách Các Bài Hát Khai Giảng Năm Học Mới 2021

Vì vậy, nếu bệnh nhân chú trọng đến các điểm quan trọng trong chế độ ăn uống điều trị tiểu đường, điều chỉnh trong sáu bước ở phần tiếp theo và thực hiện tốt trong từng bước, bệnh nhân có thể đạt được hiệu quả điều trị cao.

5. Sáu bước để trở thành chuyên gia

Bước 1: Biết rõ lượng năng lượng bản thân cần

Để ngăn chặn chỉ số đường huyết tăng quá cao và duy trì ở trạng thái bình thường, bệnh nhân cần biết chính xác lượng năng lượng cần thiết cho một ngày và không hấp thụ dư thừa năng lượng. Lượng năng lượng cần thiết mỗi ngày được bác sĩ xác định sau khi xem xét về các vấn đề như tuổi tác, giới tính, chiều cao, cân nặng, lượng hoạt động thể chất và sau đó chỉ định cho bệnh nhân (gọi là lượng năng lượng chỉ định). Có nhiều phương pháp tính toán khác nhau, nhưng phần này sẽ giới thiệu phương pháp tính toán bằng cách sử dụng chỉ số béo phì thường được sử dụng gần đây.

*
Nên biết rõ lượng năng lượng bản thân cần 

Ví dụ trường hợp của một nhân viên văn phòng cao 170 cm.

(1) Đầu tiên tính cân nặng tiêu chuẩn.

Chiều cao 1,7 × chiều cao 1,7 × 22 = cân nặng tiêu chuẩn 63,5 kg

(2) Tính lượng năng lượng cần thiết (lượng năng lượng được chỉ định).

Cân nặng tiêu chuẩn × Cường độ làm việc = Lượng năng lượng chỉ định

Tiêu chuẩn cường độ làm việc là 25-30 kcal cho người lớn (25 kcal trong trường hợp người béo phì và người già, 30 kcal trong trường hợp người gầy và thanh thiếu niên). 63,5 × 25 = 1587kcal. Làm tròn số thì 1600 kcal là lượng năng lượng được chỉ định thích hợp cho người trên.

Bước 2: Biết rõ tiêu chuẩn

“Kcal (kilocalorie)” là tiêu chuẩn đo năng lượng, nhưng trong bảng trao đổi thực phẩm, 80 kcal được quy định là một đơn vị. Ví dụ, trong trường hợp của một người có lượng năng lượng chỉ định là 1600kcal, ta có biểu thức 1600 ÷ 80 = 20, vậy người đó có thể ăn 20 đơn vị thức ăn mỗi ngày.

Tại sao một đơn vị là 80 kcal? Bởi vì phần lớn lượng thức ăn chúng ta thường ăn là khoảng 80 kcal nên nếu sử dụng đơn vị này, có thể dễ dàng tính toán lượng năng lượng và cũng dễ nhớ hơn.

Một đơn vị thực phẩm, ví dụ, cơm là một nửa bát nhỏ, bánh mì (6 miếng cắt) là một nửa, trứng là 1 quả, cá là 1 miếng phi lê. Tuy nhiên, vì lượng năng lượng và trọng lượng thực phẩm khác nhau tùy thuộc vào từng loại thực phẩm nên cần sử dụng bảng trao đổi để xác nhận 1 đơn vị của từng loại thực phẩm là bao nhiêu gram.

Bước 3: Biết phân chia các chất dinh dưỡng (đơn vị) phù hợp với bản thân

Bên cạnh lượng năng lượng thì sự cân bằng dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Mỗi chất dinh dưỡng có vai trò riêng. Để duy trì sức khỏe đồng thời duy trì kiểm soát đường huyết tốt, điều quan trọng là phải chia lượng năng lượng được chỉ định thành các chất dinh dưỡng mà không bị dư thừa hoặc thiếu hụt. Nếu cân bằng dinh dưỡng không tốt, ngay cả khi lượng đường trong máu có thể được kiểm soát tốt, các bệnh như rối loạn lipid máu, bệnh thận mãn tính, loãng xương, xơ vữa động mạch,…có thể sẽ tiến triển.