Châm cứu là một hình thức điều trị hiệu quả từ rất lâu của Đông Y. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không dám “áp dụng” phương pháp này do e sợ cảm giác kim châm vào người sẽ gây đau hơn. Vậy châm cứu có gây đau không? Hãy cùng hocketoanthue.edu.vn tìm hiểu về nguyên lý của phương pháp này nhé!


Tổng quan về phương pháp châm cứu

Châm cứu là gì?

Châm cứu là một trong những liệu pháp không dùng thuốc của Đông Y. Phương pháp này cùng với xoa bóp bấm huyệt cũng được chấp nhận rộng rãi ở các nước phương Tây.

Châm cứu là sự kết hợp của 2 kỹ thuật điều trị khác nhau gồm “châm” và “cứu”.

Theo định nghĩa cổ điển, châm là dùng kim có độ dài, kích thước khác nhau để châm vào các huyệt vị trên cơ thể. Tên tiếng anh của châm cứu là “Acupunture”, bắt nguồn từ tiếng La-tinh. Trong đó, “acus” là nhọn, “punturus” là điểm, dấu chấm. Theo đó, nghĩa của “acupuncture” là dùng vật nhọn tác động vào các huyệt vị.

*
*
*
*
Cấy chỉ giúp tối ưu hoá thời gian điều trị

Cơ chế tác dụng của châm cứu

Châm cứu là phương pháp điều khí huyết thông qua kích thích những vị trí giải phẫu đặc biệt (huyệt vị), bởi nhiều kỹ thuật khác nhau. Cơ chế của nó được nghiên cứu thông qua y văn và các nghiên cứu khoa học.

Theo y học hiện đại

Có nhiều lý thuyết giải thích cơ chế châm cứu. Các lý thuyết này đều quy về các cơ chế về thần kinh sinh học, dịch thể, điện sinh vật và giả dược. Theo đó, cơ thể sẽ có những đáp ứng lại khi có kim tác động. Bao gồm các phản ứng tại chỗ, phản ứng theo tiết đoạn, phản ứng toàn thân.

Phản ứng tại chỗ

Kim châm vào cơ thể tạo một cung phản xạ mới giúp ức chế cung phản xạ bệnh lý. Ngoài ra, những phản xạ của hệ thần kinh thực vật tác động đến nhiệt độ da, thấm nhập tế bào viêm,… Châm cứu làm giảm các tổn thương tại chỗ, giúp thư giãn cơ,… Từ đó, giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh lý.

Phản ứng theo tiết đoạn thần kinh

Cơ thể có 31 tiết đoạn thần kinh. Bao gồm vùng da, dây thần kinh tủy sống, hạch giao cảm và các cơ quan, tạng phủ tương ứng. Châm cứu điều chỉnh các rối loạn bệnh lý của các cơ quan, thông qua việc kích thích các huyệt vị thuộc các vùng da tương ứng.


Phản ứng toàn thân

Một số huyệt có hiệu quả được chứng minh qua thời gian nhưng không ở cùng với vị trí đau hay cùng tiết đoạn với cơ quan bị bệnh. Tác dụng điều trị đó được giải thích thông qua các phản ứng toàn thân. Các kích thích từ ngoài cơ thể hoặc từ trong các nội tạng đều được truyền lên vỏ não. Châm cứu kích thích vỏ não tăng cường tiết các hoocmon “hạnh phúc” như dopamine, endorphin,… Ngoài ra, nó còn gây những biến đổi về thể dịch theo hướng tích cực cho cơ thể.

Các phản ứng này giải thích tác dụng của huyệt ở xa vị trí bệnh và có tác dụng toàn thân. Ví dụ của một số huyệt này như Uỷ trung, Liệt khuyết, Nội quan,…

Theo y học cổ truyền

Kinh lạc là đường liên hệ giữa phần ngoài với cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Mỗi nhánh của kinh lạc đều có đường đi nhất định và liên hệ với một số tạng phủ. Bệnh của tạng phủ có thể biểu hiện qua các đường kinh lạc tương ứng trên bề mặt da. Kinh lạc bị tắc trở, khí huyết không lưu thông thì sẽ gây bệnh. Thông qua châm cứu ta có thể kích thích huyệt, giúp lập lại sự cân bằng âm dương, điều hoà khí huyết trong cơ thể. Do đó, khôi phục lại công năng bình thường tạng phủ.

Những đối tượng không nên châm cứu

Châm cứu được đánh giá là một trong những phương pháp điều trị an toàn với xâm lấn tối thiểu. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng sau không nên sử dụng phương pháp này:

Đang mắc các bệnh cấp cứu nội, ngoại khoa, hoặc phải theo dõi phẫu thuật.Vùng da châm cứu bị tổn thương như viêm nhiễm hoặc lở loét ngoài da.Một số tình trạng sức khoẻ: nhiễm trùng, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim chưa được kiểm soát, sức khoẻ tâm thần không ổn định, thai kỳ.Người bệnh quá no hoặc quá đói.

Quá trình phát triển của châm cứu “thăng trầm” qua nhiều giai đoạn. Hiệu quả của châm cứu được chứng minh qua nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế. Sự thay đổi thiết kế của kim châm, sự phát triển của các phương pháp châm mới giúp châm cứu trở nên dễ chịu với đa số người bệnh. Bài viết trên giải đáp cho câu hỏi châm cứu là gì và châm cứu có gây đau không.


Trang tin y tế hocketoanthue.edu.vn chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.