Đối với những người dân Hà Nội thì có lẽ chúng ta không xa lạ gì với cái tên lực lượng 141, tuy nhiên không phải cũng hiểu rõ về lực lượng này. Cụ thể như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng 141 như thế nào? Lực lượng 141 là gì? Hoạt động như thế nào? Nếu bạn quan tâm và muốn làm rõ vấn đề này thì mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của hocketoanthue.edu.vn nhé!

Căn cứ pháp lý

Kế hoạch số 141/KH-CAHN

Lực lượng 141 là gì?

Cuối năm 2011, trước tình hình chính trị xã hội tại Hà Nội ngày càng trở nên phức tạp thì Công an thành phố Hà Nội đã thành lập lực lượng 141 nhằm mục đích đấu tranh, trấn áp tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.

Theo đó, lực lượng 141 là lực lượng cảnh sát liên ngành theo đó được bố trí theo 2 cấp: Cấp Thành phố và cấp Quận/Huyện và bao gồm các thành phần:

Cảnh sát giao thông;Cảnh sát cơ động;Cảnh sát hình sự.

Có thể thấy rằng, các lực lượng cảnh sát khác nhau cùng làm việc sẽ có khả năng kiểm tra, xử lý hầu hết các tình huống an toàn giao thông, an ninh, trật tự xảy ra trên địa bàn.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng 141?

Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng 141 là gì?

Kiểm tra, xử lý người điều khiển mô tô, xe máy vi phạm Luật Giao thông đường bộ, mang theo vũ khí khi tham gia giao thông;

Lực lượng 141 được trang bị công cụ hỗ trợ, sử dụng công khai kết hợp hóa trang để kiểm tra, xử lý các đối tượng nghi vấn, vi phạm tại các tuyến phố, nút giao thông trọng điểm.

Quyền hạn của lực lượng 141 là gì?

Với đặc thù là tuần tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm an ninh trật tự, lực lượng đa ngành nên được giao rất nhiều quyền hạn để phát hiện và phòng chống tội phạm, trong đó bao gồm các quyền hạn chính:

Khống chế, áp giải đối tượng, thu giữ tang vật và đưa lên xe về trụ sở phòng cảnh sát hình sự để xác minh, khai thác và lập hồ sơ xử lý nếu có sai phạm nếu phát hiện đối tượng tàng trữ vũ khí nguy hiểm, dao kiếm, các chất cấm như ma túy… hoặc có dấu hiệu phạm tộiKhi thực hiện nhiệm vụ thì lực lượng công an 141 có quyền được mặc thường phục mà không bắt buộc phải mặc cảnh phục để thuận lợi cho quá trình theo dõi và tiếp cận đối tượng nghi vấn;Lực lượng 141 có quyền khám người, kiểm tra người, ví, điện thoại của đối tượng nghi vấn là phạm tội.

Như vậy, cần lưu ý lực lượng công an 141 có quyền được mặc thường phục, có quyền khám người, kiểm tra người, ví, điện thoại. Tuy nhiên, việc kiểm tra tin nhắn, lịch sử cuộc gọi thì tổ công tác 141 chỉ được thực hiện khi có lệnh của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và phải tuân thủ đầy đủ các quy định về tố tụng.

Lực lượng 141 hoạt động như thế nào?

*
Lực lượng 141 hoạt động như thế nào?

Các tổ công tác của 141 hoạt động theo phương thức cắm chốt tập trung ở một khu vực; hỗ trợ nhau khi cần thiết; sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để phát hiện; kiểm tra, xử lý theo nguyên tắc: lực lượng hóa trang tuần tra trên các tuyến phố; nếu phát hiện có trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ; hoặc đối tượng nghi vấn có dấu hiệu phạm tội thì sử dụng bộ đàm; thông báo cho lực lượng công khai triển khai đội hình dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý.

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng tàng trữ vũ khí, dao kiếm, ma túy…hoặc có dấu hiệu phạm tội thì lực lượng làm nhiệm vụ sẽ khống chế, áp giải đối tượng và đưa phương tiện, tang vật về trụ sở Phòng CSHS để phân loại, khai thác, xác minh, lập hồ sơ xử lý.

Khi nào cảnh sát giao thông được yêu cầu dừng xe?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư65/2020/TT-BCA, hocketoanthue.edu.vn khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được phépyêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xeđể kiểm soát trong 04 trường hợp sau:

1 – Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được hành vi vi phạm.

2 – Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát giao thông, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được phê duyệt.

3 – Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan để kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.

4 – Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của hocketoanthue.edu.vn về vấn đề “Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng 141?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp


Lực lượng 141 có quyền kiểm tra, xem tin nhắn điện thoại không?

Theo quy định hiện hành, đối với việc kiểm tra tin nhắn, lịch sử cuộc gọi thì tổ công tác 141 chỉ được thực hiện khi có lệnh của Thủ trưởng; Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và phải tuân thủ đầy đủ các quy định về tố tụng.


141 có được xử lý vi phạm giao thông không

Theo Điều 8, Thông tư 65/2020/TT-BCA thì lực lượng 141 được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ; (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định; kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông; giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân; của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định; về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.Vì vậy, lực lượng 141 ĐƯỢC PHÉP xử lý các vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.


Lực lượng 141 có quyền kiểm tra hành chính sau khi khám xét xe không?

Theo quy định của pháp luật thì lực lượng 141 hoàn toàn có quyền được kiểm tra phương tiện, người; kiểm tra hành chính để loại bỏ được những nghi can có dấu hiệu vi phạm pháp luật.