Trẻ bị sốt là hiện tượng thường gặp nhưng vẫn khiến bố mẹ bối rối không biết xử lý thế nào cho đúng. Liệu bố mẹ phải làm gì khi bé sốt hay khi nào nên đưa bé đến bệnh viện? Mẹ không cần quá lo lắng, hocketoanthue.edu.vn sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng về tình trạng sốt của bé như dấu hiệu, nguyên nhân. Đồng thời hướng dẫn 4 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà an toàn hiệu quả. Các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để giúp bé mau khỏe mạnh.

Dấu hiệu bé bị sốt?

Khi thấy trẻ mặt má đỏ bừng hoặc hơi tái, quấy khóc, trán và chân tay nóng thì mẹ hãy tiến hành đo thân nhiệt cho trẻ. Nếu nhiệt độ ở nách bé lớn hơn 37,5 độ C hoặc nhiệt độ đo ở hậu môn, ống tai lớn hơn 38 độ C là bé bị sốt. Các mẹ lưu ý là mình không nên sờ đầu trẻ để xác định bị sốt hay không, vì phương pháp này không chính xác.

Bố mẹ có thể đo nhiệt độ cho trẻ bằng nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử hay thậm chí cả bằng điện thoại thông minh. Các vị trí đo nhiệt độ cho trẻ là tai, trán, nách, miệng, hậu môn.- Đo nhiệt độ ở miệng dành cho trẻ lớn biết hợp tác, ngậm vào miệng, cho ra nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ hậu môn khoảng 0,6°C. Bố mẹ lưu ý là nhiệt kế thủy ngân không được khuyến khích để đo nhiệt độ ở miệng vì nếu nhiệt kế bị vỡ sẽ rất nguy hiểm.- Đo nhiệt độ ở hậu môn cho ra kết quả chuẩn nhất. Trẻ dưới 3 tháng, sốt khi nhiệt độ hậu môn ≥ 38°C. Còn trẻ trên 3 tháng, sốt khi nhiệt độ hậu môn lớn hơn 38°C.- Đo nhiệt độ ở nách thông thường sẽ thấp hơn nhiệt độ đo hậu môn khoảng 0,5°C. Sử dụng nhiệt kế thủy ngân sẽ phải kẹp khoảng 5 – 7 phút còn nhiệt kế điện tử là 2 phút nên rất thích hợp với các bé dưới 2 tuổi.Ngoài ra, điện thoại thông minh có cảm biến nhiệt để đo nhiệt độ và ứng dụng theo dõi cơn sốt cho trẻ. Tuy nhiên, cách đo này chưa được nghiên cứu rộng rãi về tính chính xác nên chưa được khuyên dùng.

*

Một số nguyên nhân làm trẻ bị sốt

*

Khi nào nên đưa bé đến bệnh viện?

*

Cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không dùng thuốc

Cho bé uống nhiều nước

Một trong những cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ chính là cho uống đủ hoặc nhiều hơn lượng nước hàng ngày. Các bé trên 1 tuổi có thể sử dụng nước lọc, nước dừa hoặc nước ép hoa quả để vừa cung cấp nước vừa cung cấp các vitamin cần thiết. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo cho bé dùng thêm các thức ăn dạng lỏng.Đối với các bé vẫn đang bú sữa, mẹ nên cho bé bú nhiều lần hơn, tăng lượng sữa mỗi bữa đề bù vào lượng nước đang bị hao hụt. Tùy vào lứa tuổi, cân nặng mà các mẹ căn chỉnh lượng sữa bổ sung cho hợp lý. Ví dụ, các bé sơ sinh bị sốt, mẹ có thể cho bú thêm khoảng 30ml sữa mỗi cữ ăn.

Lau ấm cho bé

Khi trẻ sốt cao, phụ huynh có thể lau người, hạ nhiệt cho bé bằng nước ấm. Trước hết mẹ cần chuẩn bị một chậu nước ấm (thường nhiệt độ nước phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể bé). Sau đó tiến hành lấy các khăn nhỏ nhúng nước rồi lần lượt đặt vào 2 bên nách, 2 bên háng bé, để một lúc để hạ nhiệt. Tiếp tục lấy khăn khác nhúng và lau khắp người bé.Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi đều có thể áp dụng biện pháp hạ nhiệt này với thời dao động từ 30 - 45 phút.

Mặc quần áo mỏng, thoáng mát


Nhiều mẹ sợ trẻ lạnh khi bị sốt nên cho bé ủ kín quá mức, điều này vô tình lại khiến thân nhiệt bé tăng cao hơn. Các lớp vải dày sẽ ngăn chặn quá trình thân nhiệt của bé giảm xuống mức bình thường. Vì thế, một trong những cách hạ sốt nhanh là cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát hoặc chỉ cho bé mặc áo và tã để tránh hầm bí.
Các mẹ nên cho bé nằm ở trong phòng mát, có thể dùng điều hòa hoặc quạt để hạ nhiệt cho bé. Trong thời gian này, bố mẹ nên để bé nghỉ ngơi để giảm cơn sốt.

*

Cách sử dụng thuốc hạ sốt cho bé

Trường hợp cần sử dụng thêm thuốc hạ sốt cho trẻ, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để sử dụng liều lượng thích hợp. Các thuốc hạ sốt thường dùng cho bé mẹ có thể là:- Paracetamol (Hapacol): có thể uống hoặc nhét hậu môn, liều 10-15mg/kg/ lần, tối đa 1g, mỗi lần dùng cách nhau 4 – 6 giờ. Tuy nhiên, mẹ không dùng thuốc này cho trẻ quá 6 lần trong 24 giờ, trẻ dưới 2 tháng tuổi phải có sự chỉ định của bác sĩ.- Ibuprofen: thuốc uống với liều 10mg/kg/lần, tối đa 600mg. Dùng khi cần điều trị hạ sốt và kháng viêm cho trẻ trên 6 tháng. Ngoài ra, bác sĩ có khuyến cáo không nên để trẻ dưới 3 tháng tuổi và cân nặng dưới 5kg dùng thuốc này.Lưu ý, nếu bé bị sốt ở nhà trên 48 giờ và đáp ứng kém với thuốc hạ sốt, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.

Một số sai lầm khi bố mẹ chăm sóc trẻ bị sốt

Khi bé bị sốt, bố mẹ thường vì quá lo lắng mà dễ mắc một số sai lầm khi hạ sốt cho bé tại nhà, có thể khiến bé sốt cao hơn và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Trẻ bị sốt có thể ra ngoài trời không?

Nếu trẻ bị sốt nhẹ và vẫn chơi bình thường thì có thể cho trẻ ra chơi bên ngoài nhưng phải tránh lúc nắng gắt hay khi thời tiết xấu. Còn nếu trẻ bị sốt cao thì nên cho trẻ nằm nghỉ nơi yên tĩnh trong nhà, thỉnh thoảng cũng có thể vận động một chút.

Có nên truyền dịch cho bé khi bị sốt?

Bé chỉ được chỉ định truyền dịch khi bị mất nước nặng và chỉ được thực hiện trong bệnh viện. Còn nếu khi trẻ vẫn tỉnh táo và uống được thì chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước, không cần truyền dịch.

Cần làm gì khi trẻ bị sốt cao và co giật?

Một số trường hợp thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi là sốt cao dẫn đến co giật (hay được gọi là nóng làm kinh). Cơn co giật của bé thường xảy ra ngắn dưới 5 phút và trẻ tỉnh táo sau co giật. Phụ huynh cần biết chăm sóc trẻ đúng cách để không dẫn đến những tai biến.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho mẹ các thông tin cơ bản để chăm sóc tốt cho bé yêu khi bé bị sốt. Áp dụng những cách hạ sốt nhanh cho trẻ trên đây, bố mẹ có thể giúp bé giảm bớt sự khó chịu do sốt gây ra. Nếu mẹ còn những thắc mắc khác thì hãy gửi câu hỏi về Góc chuyên gia hoặc tham khảo các bài viết khác trên trang hocketoanthue.edu.vn.