Khi bạn biết cách chi tiêu gia đình tiết kiệm, không chỉ cuộc sống cả gia đình được đảm bảo ổn định mà các dự định trong tương lai cũng sẽ dễ dàng đạt được.

Bạn đang xem: Cách chi tiêu tiết kiệm

Muôn vàn dự định và mục tiêu cho tương lai

Khi có gia đình tức là bạn đã bước sang một trang khác của cuộc sống với rất nhiều thay đổi mới. Sẽ có không ít những dự định, mục tiêu trong tương lai. Tài chính ổn định, con cái được học tập ở môi trường giáo dục tốt nhất hay cuộc sống gia đình sung túc, tiện nghi… là những mục tiêu hàng đầu cần quan tâm.

Tất cả những mục tiêu này đều cần chúng ta biết cách quản lý tài chính cũng như chi tiêu hiệu quả, đặc biệt là khi bạn đã có gia đình. Ngoài ra, cũng có nhiều người sẽ quyết định đầu tư để gia tăng thu nhập của bản thân. Bởi đầu tư hiệu quả sẽ nhanh chóng tạo ra một khoản thu nhập tốt cho gia đình. Thế nhưng, đầu tư thì phải có vốn và bạn vẫn cần phải tiết kiệm hàng ngày để hoàn thành được mục tiêu đó.


*

Bí quyết chi tiêu gia đình tiết kiệm hiệu quả

Nếu không biết cách chi tiêu gia đình tiết kiệm, tất cả các dự định, mục tiêu trên đều không thể trở thành hiện thực. Và dưới đây là những bí quyết giúp bạn tiết kiệm thông minh mà vẫn đảm bảo cuộc sống thoải mái.

Đừng “vung tay quá trán”

Thực tế nhiều người hiện nay dù có thu nhập cao nhưng không biết cách chi tiêu gia đình tiết kiệm thì cũng không để ra được bao nhiêu. Ví dụ trường hợp của vợ chồng chị Ngọc tại quận Cầu Giấy, Hà Nội dù nhập gần 100 triệu/tháng nhưng hai vợ chồng chị vẫn phải đi thuê nhà bởi các khoản chi tiêu hàng tháng rất tốn kém. Chị tâm sự: “Một con theo học trường tiểu học quốc tế, một con theo học trường mẫu giáo tư, tiền thuê chung cư cao cấp, tiền thuê người giúp việc, rồi cả tiền ăn uống cuối tuần bên ngoài. Cộng thêm chi phí đi lại, cá nhân, mỗi tháng cũng ngót nghét gần 70 - 80 triệu đồng, thậm chí có tháng tốn cả trăm triệu”.

Chị Lan ở quận 2, thành phố Hồ Chí Minh cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Chồng làm trưởng phòng, còn chị thì làm kế toán cho một công ty nước ngoài, thu nhập cả hai mỗi tháng hơn 50 triệu. Thế nhưng, hai vợ chồng lại khổ sở vì chi phí “nuôi” chiếc xe hơi mới mua và thói quen sẵn sàng chi tiền quần áo mới, chạy theo “mốt” của chị. Trung bình hai khoản này mỗi tháng đã tốn gần 30 triệu. Cộng thêm tiền thuê người giúp việc, tiền sữa cho con cũng tiêu tốn gần 10 triệu nữa. Mang tiếng thu nhập cao nhưng mỗi tháng hai vợ chồng chỉ gửi về cho gia đình được 5 triệu, số còn lại tiết kiệm chẳng đáng là bao.


*

Cuộc sống có rất nhiều thứ không quan trọng, đừng “vung tay quá trán” nếu thực sự không cần thiết. Trước khi chi tiêu bất cứ khoản nào, hãy tự hỏi bản thân món đồ đó có thực sự quan trọng, sử dụng lâu dài hay chỉ là sở thích trước mắt. Đặt ra câu hỏi này sẽ khiến bạn hạn chế được việc chi tiêu hoang phí. Sau khoảng một tháng, hãy so sánh lại với chi phí lúc trước khi áp dụng cách chi tiêu này, chắc chắn bạn sẽ thấy dư ra một khoản không hề nhỏ.

Xem thêm: Tổng Hợp Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Hiragana Đầy Đủ Dịch Sang Tiếng Việt

Quy tắc 50:30:20 từ các chuyên gia tài chính

Quy tắc chi tiêu gia đình tiết kiệm 50:30:20 được các chuyên gia và nhiều gia đình đánh giá vô cùng hiệu quả. Bởi quy tắc này sẽ giúp cân đối các khoản chi tiêu và khiến gia đình bạn luôn sống ổn định cũng như dễ dàng đáp ứng tất cả các vấn đề tài chính.

Hãy dành khoảng tối đa 50% thu nhập hàng tháng kiếm được cho các chi phí cố định như tiền ăn uống, tiền nhà ở, đi lại và các hóa đơn tiện ích. Đây là các chi phí bắt buộc để đảm bảo sức khỏe cả gia đình luôn tốt, 50% là một tỷ lệ cao nhưng bạn sẽ thấy nó vô cùng ý nghĩa.


*

30% thu nhập tiếp theo nên dành cho các nhu cầu chi tiêu cá nhân như: du lịch, giải trí và mua sắm. Chi phí thuộc danh mục này càng ít, tài chính càng được đảm bảo khi về già.

Cuối cùng dành 20% thu nhập còn lại cho mục tiêu tài chính như tiết kiệm, đầu tư và quỹ dự phòng. Đó là việc mua xe, mua nhà, viện phí điều trị bệnh tật hay đơn giản là quỹ hưu trí khi về già.

Trong các phương pháp tiết kiệm hiện nay, tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ là cách hữu hiệu để bạn dễ dàng hiện thực các kế hoạch, mục tiêu lâu dài. Chỉ với 10 - 15% thu nhập, bạn đã có thể xây dựng một lá chắn bảo vệ tài chính vững chắc khi gặp rủi ro, ổn định ngân sách cho con cái khi đến tuổi trưởng thành và an nhàn hưu trí khi bước sang tuổi nghỉ hưu.

Chi tiêu gia đình tiết kiệm chưa bao giờ là thừa dù gia đình bạn thu nhập cao. Trong vấn đề này, hãy xác định rõ những thứ quan trọng, lợi ích lâu dài để mua và nên có một quỹ dự phòng thông minh để cuộc sống “suôn sẻ” như ý muốn.