Món ăn ngày Tết luôn được các gia đình đặc biệt chú trọng, chuẩn bị công phu tỉ mỉ. Với mỗi vùng miền và tùy theo sở thích của từng gia đình khiến mâm cỗ ngày Tết ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Hãy cùng hocketoanthue.edu.vn tham khảo những món ăn mang đậm nét văn hóa, bản sắc trong ngày Tết ở 3 miền trong bài viết dưới đây.
Xem nhanh

1. Thịt đông

2. Gỏi tôm xoài chua ngọt

3. Bánh chưng

4. Bánh tét

5. Dưa hành

6. Nem rán

7. Giò lụa

8. Giò xào (giò mỡ)

9. Canh khổ qua

10. Thịt gà luộc

11. Nem chua

12. Thịt ngâm mắm

13. Canh măng khô

14. Lạp xưởng

15. Thịt kho hột vịt


Thịt đông là một trong những món ăn ngày Tết đặc trưng của người dân miền Bắc. Thịt đông có màu nhàn nhạt của thịt, khi đông sẽ có một lớp váng mỡ trắng mịn trên bề mặt. Khi ăn sẽ cảm nhận được độ mềm, ngậy, béo của miếng thịt, mộc nhĩ giòn, thêm vị man mát của rau câu vô cùng hấp dẫn, đưa cơm.
Gỏi tôm có vị chua chua, ngọt ngọt. Món ăn Tết này rất hợp để khai vị trong bữa tiệc tất niên bên người thân. Giống đa phần món gỏi khác, nước trộn với gia vị chủ chốt là nước mắm đóng vai trò quyết định giúp hoà quyện các nguyên liệu tưởng chừng ít có điểm chung như xoài xanh, cà rốt, hành và tôm khô. Một chút khéo léo khi pha nước trộn gỏi, bạn hoàn toàn có thể tạo nên mỹ vị trong mâm cỗ ngày Tết.
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết truyền thống của người dân Việt Nam. Trong tâm thức của người Việt, bánh chưng tượng trưng cho sự hòa quyện của đất trời, là một nét văn hóa lâu đời của dân tộc.Ngoài ra, món ăn này còn thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta. Thêm nữa, hương vị bánh cũng thay lời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.Mang trong mình ý nghĩa thiêng liêng, cao quý nên việc làm bánh chưng được vuông vức, dẻo thơm cũng đòi hỏi người làm cần phải chuẩn bị nguyên liệu thật chu đáo, và khi làm cần có sự tỉ mỉ, khéo léo. Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và được nấu trong nồi với thời gian khá lâu.
Tương tự như bánh chưng, bánh tét của người dân Nam Bộ cần chuẩn bị các nguyên liệu như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn. Nhưng bánh tét khác ở chỗ nó có thể thay thế bằng đỗ đen, gạo nếp cẩm hoặc các loại gạo được nhuộm màu tự nhiên khác.Bánh tét có hình trụ dài, được gói bằng lá chuối bên ngoài tượng trưng cho tình mẫu tử mẹ bao bọc lấy con, mong muốn gia đình, đoàn tụ sum vầy sau một năm đi làm xa nhà.
Nhắc đến các món ăn ngày Tết thì không thể bỏ qua món dưa hành. Chả thế mà dân gian còn có câu “Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh”.Dưa hành thường được dùng để ăn kèm với bánh chưng hoặc những món ăn nhiều dầu mỡ để giảm độ ngấy.
Nem rán là món ăn ngày Tết độc đáo và nổi tiếng của ẩm thực Việt Nam. Mâm cỗ ngày tết là nơi cả gia đình sum vầy, kể cho nhau nghe những câu chuyện Tết xưa - tết nay, thì món nem rán mang đến hương vị không thể quên hòa quyện giữa các loại rau củ và thịt lợn cùng với vị ngậy của trứng.Những chiếc nem vàng ruộm, nóng hổi, gắp miếng nem cho vào xà lách, thêm rau thơm, chấm chút nước mắm pha chua ngọt, cảm giác vừa ngon miệng vừa hạnh phúc.
Món giò lụa (miền Bắc) hay còn gọi chả lụa (miền Nam) là món ăn phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày cũng như trong mâm cỗ ngày Tết. Món này được làm từ thịt nạc thăn xay nhuyễn kết hợp với nước mắm, gói trong lá chuối xanh mướt và luộc chín.Giò lụa ngon thì sẽ có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt mịn màng, khi ăn không bị khô, cứng hay bã.
Cùng với bánh chưng, bánh tét, thịt đông, thì giò xào (giò mỡ) là một món ngon ngày Tết Nguyên đán không thể thiếu trong mâm cơm của nhiều gia đình.Thành phần chính của món này là thịt thủ (phần đầu lợn), xào cùng với các nguyên liệu khác như mộc nhĩ, hạt tiêu, muối,… rồi gói và nén thật chặt lại. Đây là món ăn bắt nguồn từ miền Bắc và giờ đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi.
Trong mâm cỗ Tết của người dân miền Nam thì luôn xuất hiện món canh khổ qua nhồi thịt luôn. Từ “khổ qua” có hàm ý mọi điều không may mắn, khó khăn trong năm cũ đã qua và cùng chờ đợi, đón nhận những điều vui vẻ, hạnh phúc trong năm mới.Bên cạnh đó, khổ qua (mướp đắng) là loại thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Món này có tính hàn, vị đắng, được xem là bài thuốc thanh nhiệt giúp làm mát gan, nhuận trường, kích thích ăn uống, hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm đẹp da.
Nhắc đến món ăn ngày Tết thì không thể thiếu thịt gà luộc. Theo quan niệm dân gian, gà mang đến niềm may mắn, sự khởi đầu thuận lợi cho một năm mới.Người ta lựa chọn những con gà tươi ngon, làm sạch rồi sau đó cho vào nồi luộc cùng với một số gia vị như hoa tiêu, hoa hồi, gừng. Gà luộc chín tới sẽ có màu vàng, không bị rách da và được dùng chấm kèm với muối chanh ớt. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.
Nem chua là đặc sản Thanh Hóa và được người dân ở đây xem là món quà để đem đi biếu tặng mỗi dịp tết đến xuân về. Có người giải thích nem chua để thờ cúng tổ tiên, cầu may mắn, sung túc do trước đây nó được làm để tiến vua trong dịp Tết.Món ăn đặc sản này được làm từ thịt heo, sau khi đã được tẩm ướp gia vị, thịt được gói lại trong lá ổi hay lá chùm ruột để trong vài ngày có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay.
Đây là món ăn trong ngày Tết phổ biến của người dân miền Trung. Thịt ngâm mắm được làm nguyên liệu thịt lợn hoặc thịt bò. Khi sơ chế xong, ngâm vào nước mắm là cáchNguyên liệu có thể là thịt heo hoặc thịt bò đều được, sơ chế xong được ngâm vào nước mắm đường đã pha nấu theo một tỉ lệ nhất định. Món thịt này ăn có vị mặn, ngọt và thường ăn kèm với dưa món, củ kiệu chua ngọt và rau sống, rau thơm.
Canh măng khô là món canh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Món ăn này không chỉ thể hiện sự khéo tay, tỉ mỉ của gia chủ mà nó còn có vai trò “điều hòa” vị cho bữa cơm ngày Tết vốn rất ngán và nhiều đạm.Có rất nhiều loại măng để dùng cho món này như măng xé, măng lá,... Thế nhưng hai loại măng ngon nhất là măng lưỡi lợn và măng nứa hương. Canh măng thông thường được nấu với móng giò hoặc ngan/ gà già. Thế nhưng đặc trưng của ngày Tết Nguyên đán là canh măng nấu cùng chân giò.
Lạp xưởng là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa, được nhiều người Việt ta yêu thích. Và giờ đây nó trở thành một trong những món phổ biến ở miền Nam, đặc biệt khi mỗi dịp Tết đến Xuân về.Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để làm chín bằng cách lên men tự nhiên. Chính vì vậy, mà món ăn này có vị hơi ngọt là thế.
Thịt kho là món ăn ngày Tết đặc trưng của người dân Nam Bộ. Món này có sự kết hợp giữa trứng (hột vịt), thịt kho, nước dừa rất ngon và hấp dẫn. Món thịt kho hột vịt có màu vàng đậm, đẹp mắt, tô điểm cho mâm cơm ngày Tết.Miếng thịt vuông vức, hột vịt tròn biểu trưng cho cân bằng âm dương. Trứng tròn còn là biểu tượng của sung túc, sinh sôi, mong một năm mới an khang, con đàn cháu đống.Trên đây là những món ăn ngày Tết đặc trưng trong mâm cỗ đầu năm mới. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn lựa chọn các món ăn Tết phù hợp để thết đãi người thân và bạn bè. Để đón một cái Tết nhàn hơn thì bạn có thể lựa chọn những thiết bị gia dụng thông minh như nồi chiên không dầu, lò vi sóng, lò nướng, nồi lẩu điện... để hỗ trợ công việc bếp núc. Điện máy hocketoanthue.edu.vn đang có chương trình "Tết khuyến mại lớn"
giảm giá đến 50% hàng gia dụng đến từ thương hiệu nổi tiếng như Coex và các ngành hàng khác. Thời gian diễn ra chương trình kéo dài đến 31.01.2022.