Một bạn đọc quê Sóc Trăng đã theo dõi những con bướm khế "yêu" nhau. Bướm sau đó đẻ trứng, nở sâu, làm kén và bướm lại phá kén bay ra môi trường tự nhiên.


*
Sau khi Zing.vn đưa tin về loài bướm đêm lớn nhất thế giới xuất hiện ở Bạc Liêu, nhiều bạn đọc ở Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang... liên lạc với tòa soạn và phóng viên để cung cấp thêm nhiều hình ảnh bạn đọc chụp được.

*
Anh Phạm Thành Nhớ ở xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu), cho biết chú ruột của thanh niên này phát hiện những con bướm có đôi cánh to bằng 2 bàn tay người lớn xòe ra. Đầu tiên là vườn khế, sau đó đến vườn chuối và các cây khác cũng xuất hiện "bướm bà", thân to hơn ngón tay người lớn và hai cánh sải rộng khoảng 35-40 cm. Cánh bướm có nhiều hoa văn mềm mại, đẹp như tranh vẽ.

*
Anh Trần Thoại Phong ở phường 6, TP Sóc Trăng cho biết, gần tháng trước thanh niên này cũng thấy bướm thật to bay vào nhà. Nhiều người hiếu kỳ đến xem, chụp ảnh và dùng thước đo con bướm dài khoảng 7 cm, ngang khoảng 15 cm.

*
Còn một quân nhân ở Tỉnh đội Sóc Trăng khi đi đá bóng gần khu dân cư Trần Hưng Đạo (phường 2, TP Sóc Trăng) cũng phát hiện bướm khế đậu trên một bức tường. Con bướm này to hơn bàn tay và anh đã chụp hình làm kỷ niệm.

*
"Ở Vườn Quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang) có rất nhiều bướm khế. Vườn nhà tôi cũng xuất hiện loài bướm này", anh Duy Khánh, giáo viên THPT ở thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc cho biết.

*
Công phu nhất là anh Hồng Bỉnh Hiếu ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Thanh niên này theo dõi cả dòng đời của bướm khế bắt đầu từ lúc bướm đực và cái "yêu" nhau cho đến lúc đẻ trứng, trứng thành sâu, sâu làm kén và bướm phá kén bay ra ngoài.

*
Sau khi "yêu", bướm tìm đến cây khế trong vườn nhà anh Hồng Bỉnh Hiếu để đẻ trứng.
*
Loài sâu có phấn trắng này là một trong những vòng đời của bướm khế.
*
Sâu già sẽ tìm nơi làm kén để chuẩn bị cho hành trình hóa bướm.
*
Bên trong chiếc kén trên cây khế trong vườn nhà anhHồng Bỉnh Hiếu.

*
"Hơn một tháng từ ngày đẻ trứng rồi nở sâu, bướm phá kén bay ra môi trường tự nhiên", anh Hiếu nói.
*
Con bướm khế mới chui ra khỏi kén sải cánh rộng hơn một gang tay người lớn. Bướm trưởng thành thì con đực và cái lại tìm nhau và bắt đầu một vòng đời mới của loài bướm lớn nhất thế giới. Theo ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, bướm khế xuất hiện nhiều cho thấy môi trường tự nhiên có sự cải thiện tích cực, tạo nên sự đa dạng sinh học. "Nếu con người dùng hóa chất phun xịt khắp nơi thì loài bướm này sẽ bị tiêu diệt", ông Lân nói.

Bướm đêm Atlas còn được gọi là bướm khế vì chúng hay đẻ trứng và phát triển trên cây khế. Loài bướm đêm này thuộc họ ngài hoàng đế, được tìm thấy ở rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Đông Nam Á. Bướm đêm Atlas được xem là loài bướm đêm lớn nhất trên thế giới.

Bướm này là một trong 3 loài bướm có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Hai loài còn lại là bướm đuôi dài và bướm phượng.


Loài bướm đêm lớn nhất thế giới xuất hiện ở Bạc Liêu

Khoảng một tuần nay, người dân xã Vĩnh Bình (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) phát hiện đàn bướm có kích thước rất lớn bay quanh quẩn trong ấp 17.


Loài bướm lớn nhất thế giới Bạc Liêu Sóc Trăng bướm khế vòng đời của bướm bướm bà bướm có trong Sách đỏ Việt Nam sâu làm kén