Nằm trong quần thể “Khu Du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư Đăng Ya”, Biển Hồ Pleiku là một điểm du lịch văn hóa tâm linh sinh thái nổi tiếng ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Biển Hồ Pleiku cũng là “lá phổi xanh”, “viên ngọc quý” cung cấp nước sạch cho thành phố Pleiku.


Biển Hồ là hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở xã Biển Hồ, cách thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, 7 km về phía Tây Bắc, trên độ cao khoảng 800 mét so với mực nước biển. Biển Hồ gồm 2 hồ nước thông nhau, được bao bọc bởi rừng thông, núi non xanh biếc tạo thành bức tranh thủy mạc lung linh, huyền ảo. Ở giữa Biển Hồ có một dải đất chạy dài ra giữa lòng hồ giúp cho khách tham quan ngắm được toàn cảnh Biển Hồ. Ở dải đất này, cách đây 3 năm, tỉnh Gia Lai phục chế lại tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tạo nên một điểm nhấn chụp ảnh lưu niệm, sinh hoạt tâm linh cho du khách.
*
Tượng Phật Quan thế âm ở Biển Hồ. Ảnh: Ngọc Anh

Ông Nguyễn Xuân Ánh, người trông coi khu tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát trong khuôn viên Biển Hồ, cho biết:“Tượng Phật Quan Thế âm cao 15,3m làm bằng đá nguyên khối lấy từ tỉnh Ninh Bình. Phía sau tượng là bức chắn phong thủy, có 5 cột đá tượng trưng cho 5 ngọn núi gọi là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ hay là ngũ hành tương sinh. Biển Hồ hình thành cách đây hàng triệu năm, nơi đây trước kia là miệng núi lửa. Người ta đồn là Biển Hồ không có đáy nhưng thực ra khi núi lửa ngưng hoạt động thì chất nham thạch đọng lại ở đáy hồ. Bây giờ về độ sâu của Biển Hồ chỗ sâu nhất khoảng 40 m, tổng diện tích là 340 ha. Địa thế thiên nhiên ban tặng, sơn bao thủy bọc. Nhạc sĩ Nguyễn Cường từng tới đây hình dung Biển Hồ là đôi mắt của thành phố Pleiku.”


Với cư dân địa phương Biển Hồ gắn liền với những sự tích của đồng bào dân tộc Jrai. Biển Hồ còn được người dân địa phương gọi là Ia Nueng hay hồ T’nưng. Vì diện tích hồ lớn nên vào mùa mưa, sóng lớn như biển nên người dân thường gọi là Biển Hồ. Có chuyện kể rằng Tơ Nưng chính là tên một làng cổ trong huyền thoại bị núi lửa chôn vùi và những người sống sót vì khóc thương mà nước mắt chảy thành Biển Hồ hay câu chuyện ly kỳ như Biển Hồ thông ra tận Biển Đông.

Bà Nguyễn Thị Hồng, du khách ở tỉnh Đắk Lắk tới Biển Hồ, bày tỏ: “Tôi đến Biển Hồ lần này là lần thứ hai. Tôi cảm thấy Biển Hồ rất đẹp và cảnh quan hoang sơ. Nếu có dịp khi đi thăm và vãn cảnh Pleiku tôi lại đến đây. Biển Hồ là nơi đẹp nhất ở thành phố Pleiku. Tôi rất hài lòng và mong muốn tới đây nhiều lần nữa.”


*
Hoàng hôn trên Biển Hồ Pleiku.Ảnh: Ngọc Anh

Mỗi mùa Biển Hồ lại có một điểm thú vị khác nhau. Mùa khô nước vơi, để lộ những dải đất bazan màu mỡ, nhiều loài chim quý tìm đến sinh sống. Mùa mưa nước dâng cao, tạo sóng lớn vỗ bờ như sóng biển. Dịp Tết Nguyên Đán là thời điểm đẹp nhất trong năm để ngắm Biển Hồ. Thời tiết chuyển mình sang Xuân se lạnh, mặt nước hồ trong xanh, cây hoa đâm chồi nẩy lộc, cảm giác yên bình. Thời điểm này, bình minh ở Biển Hồ, sương giăng kín mặt hồ mờ ảo. Chiều xuống, những tia nắng hoàng hôn trên Biển Hồ xuyên qua các tán thông tạo khung cảnh lãng mạn của núi rừng Tây Nguyên.


Ông Nguyễn Văn Hào, du khách từ Hà Nội đến tham quan Biển Hồ, bày tỏ: “Biển Hồ phong cảnh thiên nhiên ở Biển Hồ được bảo tồn rất tốt, không bị xâm hại môi trường mà vẫn giữ nguyên được vẻ hoang sơ của tự nhiên chứng tỏ chính quyền địa phương ở đây bảo tồn rất tốt cho khu di tích này. Khu di tích Biển Hồ Pleiku là một trong những khu di tích điểm nhấn du lịch rất đẹp của tỉnh Gia Lai. Biển Hồ có không khí trong lành cây cỏ thơ mộng. Lần đầu tiên tôi vào thành phố Pleiku, nếu là khách du lịch khi tới tỉnh Gia Lai thì nên vào tham quan Biển Hồ.”

Phong cảnh sơn thủy hữu tình, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, Biển Hồ là hồ nước ngọt tự nhiên đẹp nhất ở Tây Nguyên. Biển Hồ Pleiku là điểm đến không thể bỏ qua mỗi khi du khách tới thành phố Pleiku.


*

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới

*

Thủ tướng: ‘Không nên chỉ chú trọng đại bàng mà cần có hình dung rõ ràng về chiếc tổ’

*

Yêu thương tạo dựng muôn đời

*

Phú Quốc công bố điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch sinh thái và dân cư Rạch Vẹm


*

Khai thác tài nguyên bản địa – Hướng mở cho du lịch Cần Thơ sau Covid-19

*

Phiên chợ Hàng – Nét văn hóa độc đáo giữa cuộc sống hiện đại

*

Bến tàu K15 - Nơi xuất phát của ” Đoàn tàu không số“

*

Huyền thoại đoàn tàu không số


*

Việt Nam thành công trên nhiều bình diện


*

BẠN BIẾT GÌ VỀ VIỆT NAM 5

*

Giới thiệu về phần trả lời tốt nhất cho câu hỏi số hai của cuộc thi Bạn biết gì về Việt Nam


*

Khai thác tài nguyên bản địa – Hướng mở cho du lịch Cần Thơ sau Covid-19