Nứt cổ gà là một trong những nỗi ám ảnh nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ. Tình trạng này cần được khắc phục sớm để giảm cảm giác đau đớn cho mẹ và không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Dưới đây là mẹo điều trị nứt cổ gà đơn giản và hiệu quả nhất.

*
Mẹo trị nứt cổ gà khi cho con bú

Nứt cổ gà là gì?

Nứt cổ gà (hay còn gọi là nứt chân núm ti) là hiện tượng chân núm ti bị nứt có dấu hiệu đỏ tấy, có thể bị chảy máu, gây đau rát, khó chịu cho các mẹ mỗi khi cho con bú. Việc chảy máu cũng vô tình dán tiếp làm mất vệ sinh khi cho bé bú, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đồng thời, khi bị “nứt cổ gà” các mẹ thường cảm thấy đau đớn, khó chịu mỗi khi cho con bú làm ức chế việc sản sinh ra sữa cho con, chất lượng sữa bị giảm do chảy máu đầu ti.

Nguyên nhân dẫn đến nứt cổ gà

Có nhiều nguyên nhân khiến cho các bà mẹ bị “nứt cổ gà” khi cho con bú:

Bé ngậm và bú ti mẹ sai cách (bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ mớm hời hợt vào núm vú). Đây là nguyên nhân chủ yếu và thường gặp nhất.Các mẹ sử dụng máy vắt sữa không đúng cách, vô tình tăng lực hút quá mạnh làm tổn thương núm vú.Mẹ cho bé bú trong khoảng thời gian dài. Thông thường, các mẹ chỉ cần cho bé bú 5 phút đầu là bé đã no, còn lại bé ngậm ti mẹ để giải trí mà thôi. Mẹ chỉ nên cho bé bú ti tối đa 20 phút.Do bé bị bệnh tưa miệng hay nhiễm nấm men ở miệng, rất có thể truyền vi khuẩn sang cho mẹ gây tổn thương đầu vú. Gây ra bệnh nấm đầu vú có biểu hiện ngứa, núm vú đỏ, đau nhức bầu ngực trong và sau khi cho bé bú.
*
Nguyên nhân gây nứt cổ gàDo mẹ bị chàm bội nhiễm gây ra nứt, chảy máu do da khô nghiêm trọng làm da đầu vú đỏ, ngứa và đau nhức.Nguyên nhân gây nứt cổ gà là bé bị mắc tật líu lưỡi. tình trạng này khiến các mô nối lưỡi với miệng bị ngắn hoặc kéo quá xa phía trước lưỡi của bé, khi bú sẽ làm mẹ bị đau núm vú.

Cách điều trị nứt cổ gà cho mẹ

Để giảm đau nhức do nứt cổ gà và giúp vết nứt mau phục hồi thì các bà mẹ hãy áp dụng một số cách dưới đây:

Cho bé bú bên ngực không bị thương

Nếu vết nứt nhẹ, không sâu , các mẹ vẫn có thể cho bé bú, nhưng nên bắt đầu ở bên ngực không bị nứt. Nếu vết nứt sâu và gây đau nhức, trong thời gian điều trị, mẹ ngưng cho con bú mà chỉ vắt sữa mẹ.

Sử dụng kem chống hăm

Các mẹ nên dùng kem chống hăm của con thoa lên vết nứt, điều này sẽ có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa nứt cổ gà.

Dùng nước muối loãng

Sau mỗi lần cho bé bú xong, các mẹ nên rửa sạch và ngâm đầu vú vào chén nước muối ấm. Để yên trong 2 phút để sát trùng các vết thương. Sau đó, thấm khô các vết thương.

Nước Trà xanh

*
Nước trà xanh trị nứt cổ gà

Dùng nước trà xanh lau nên núm ti giúp mẹ giảm đau đáng kể. Bên trong trà xanh có chất kháng khuẩn làm lành các vết thương ngoài da.

Mật ong

Dùng mật ong nguyên chất thoa lên phần bị nứt sẽ giúp mẹ làm mềm và làm lành vết thương. Trong mật ong có chất kháng sinh tự nhiên, giúp mẹ nhanh lành vết thương.

Sử dụng dầu dừa/dầu olive

Dùng dầu dừa hoặc dầu olive nguyên chất cũng là cách trị bệnh nứt cổ gà hiệu quả.

Dùng chính sữa mẹ

Sau khi vệ sinh hai núm ti bằng nước muối và khăn sạch, các mẹ thoa vài giọt sữa lên chỗ núm vú bị nứt. Làm liên tục trong vài ngày thì sẽ khỏi.

Miếng dán chuyên dụng

Mẹ có thể mua miếng dán chuyên dụng trị nứt cổ gà tại các nhà thuốc để dán lên vết nứt.

Chườm đá lạnh

Chườm lạnh là một cách giảm tình trạng nứt cổ gà hiệu quả. Thực hiện trước khi cho bé bú để giảm đau rát núm vú.

*

Để ngực thoáng mát

Mẹ nên để đầu ngực tiếp xúc với không khí mỗi khi không cho con bú. Không nên mặc áo lót quá chật dẫn đến đầu vú bị ma sát, dễ đau và chảy máu.

Qua bài viết trên, Bác sĩ hocketoanthue.edu.vn hy vọng bạn có thêm kiến thức để điều trị nứt cổ gà mau chóng lành hẳn để tiếp tục hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.