Ho là phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây ảnh hưởng lên đường hô hấp. Ho là một cách bảo vệ hệ hô hấp của cơ thể. Ho có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau từ người già cho đến trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và người trưởng thành.


Nguyên nhân làm trẻ bị ho

Có nhiều nguyên nhân làm trẻ bị ho như thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột, môi trường ô nhiễm khói bụi, khói thuốc lá, các dị vật đường hô hấp và các bệnh lý ảnh hưởng đến đường hô hấp. Tùy thuộc vào nguyên nhân khác nhau mà có thể trẻ bị ho han, ho có đờm, ho có đờm sổ mũi, ho có đờm không sốt hoặc ho có đờm sốt… 

Trẻ bị ho do thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột lúc giao mùa hoặc nóng lạnh đột ngôt do từ phòng điều hòa ra ngoài đều có thể khiến trẻ bị ho do cơ thể trẻ còn yếu, đường hô hấp của trẻ không kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột và bị kích ứng và dẫn tới ho. Có trẻ ho về đêm, ho khi ngủ do chênh lệch nhiệt độ ngày đêm. Nếu không chăm sóc bé phù hợp bệnh có thể biến chứng thành viêm phế quản, viêm phổi và bị ho thường xuyên kèm theo có đờm, sổ mũi, sốt, khó thở…

*
Thời tiết xấu khiến trẻ dễ mắc bệnh ho kéo dài

Trẻ bị ho do môi trường ô nhiễm khói bụi

Môi trường sống rất quan trọng với sức khỏe con người nhât là trẻ nhỏ, không khí được hít vào để cung cấp oxy cho cơ thể đồng thời các chất khác có trong không khí cũng theo đó mà được hít vào. Khi không khí bị ô nhiễm có chứa nhiều khói xe, khói thuốc lá, khói nhà máy, bụi mịn thì chúng cũng được cơ thể hít vào, các chất có trong thành phần của khói bụi gây kích ứng cho đường hô hấp và làm cho trẻ bị ho, thường là trẻ ho khan. Khi thấy bé bị ho khan hoặc bé bị ho khan từng cơn bố mẹ nên chú ý xem không khí có mùi lạ hay không và nên cho bé tránh xa những nguồn ô nhiễm khói, bụi.

Trẻ bị ho do dị vật đường thở

Dị vật đường thở làm trẻ ho có thể là chất rắn hoặc lỏng thừơng gặp trong cuộc sống hang ngày của trẻ như thức ăn, sữa, đồ chơi…do trẻ vô tình nuốt vào và gây tổn thương đường hô hấp hoặc bị sặc các chất lỏng vào đường hô hấp và gây tổn thương, gây kích ứng và làm trẻ bị ho sặc và có thể trẻ bị ho xong nôn.

Trẻ bị ho do các bệnh lý đường hô hấp

Các bệnh lý đường hô hấp làm trẻ bị ho có rất nhiều, phổ biến là các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.

Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm VA, viêm amida, viêm xoang. Trẻ bị ho do các bênh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường có triệu chứng ho xuất hiện khá nhanh, thường là trẻ ho có đờm, trẻ bị ho sốt, trẻ ho có kèm ngạt mũi, đau họng, ù tai và sốt.

Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phế quản, giãn phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc ngẽn mạn tính, viêm phổi, lao phổi,…Ho do viêm phổi ở trẻ em thường là trẻ bị ho khan, ho có đờm, ho có đờm xanh đờm trắng có khi còn có màu đỏ của máu. 

Trẻ bị ho do trào ngược dạ dày thực quản

Không chỉ bênh lý đường hô hấp mới làm cho trẻ ho mà bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng làm trẻ ho. Trẻ ho do GERD là do dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, dịch dạ dày làm niêm mạc thực quản bị tổn thương và thường làm cho trẻ ho kéo dài, đôi khi cũng có thể chỉ ho vài tiếng.

Cách phòng ngừa khi trẻ bị ho

Như ở trên chúng ta đã biết có nhiều nguyên nhân làm trẻ ho khác nhau. Căn cứ vào đó chúng ta có các biện pháp phòng ngừa thích hợp để giảm nguy cơ bị ho ở trẻ.

– Đối với các nguyên nhân do thay đổi thời tiết đột ngột chúng ta cần chú ý mặc trang phục phù hợp cho trẻ mỗi khi thời tiết thay đổi, giữ ấm cho trẻ. Không để trẻ bị thay đổi đột ngột từ môi trường lạnh sang quá nóng, không để trẻ bị lạnh. Không nên bật điều hòa quá lạnh và nên cho trẻ thích nghi nhiệt độ từ từ khi chuẩn bị cho trẻ ra ngoài. Nếu có thể hãy tắt điều hòa, mở nhẹ cửa cho nhiệt độ phòng thay đổi từ từ rồi mới cho trẻ ra ngoài.

– Đối với Trẻ ho do môi trường ô nhiễm khói bui nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những môi trường có nhiều khói bụi, khói thuốc lá, nên đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài đường.

– Đối với trẻ ho do dị vật đường thở cần chú ý để trẻ không nuốt phải dị vật, tránh dị vật xâm nhập đường thở do sặc khi ăn uống. Nếu không may trẻ bị dị vật đường thở cần kịp thời đưa trẻ đến chuyên khoa hô hấp để được hỗ trợ kịp thời tránh ảnh hưởng đáng tiếc đến sức khỏe của trẻ.

– Cần chú ý chăm sóc sức khỏe của trẻ để hạn chế trẻ mắc phải các bệnh đường hô hấp. Khi trẻ ho thường xuyên kèm theo các triệu chứng có đờm, sổ mũi, sốt cao, cần cho trẻ khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán đúng bệnh và điều trị cho trẻ ho khỏi bệnh đường hô hấp.

– Do dạ dày của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên thức ăn trong dạ dày trẻ dễ bị trào ngồi, ngược. Cần tránh cho trẻ ăn quá nó và sau khi ăn nên bế trẻ thẳng đứng và vỗ nhẹ lên lưng trẻ, tránh cho trẻ nằm ngửa. Đối với trẻ lớn hơn tránh cho trẻ chạy nô đùa ngay sau khi ăn.

Trẻ em ho nhiều phải làm sao?

Khi trẻ bị ho sẽ khiến cho bố mẹ và người thân lo lắng, sốt ruột. Chúng ta nên bình tĩnh theo dõi các cơn ho và tình trạng ho của trẻ để chăm sóc tốt nhất khi bé bị ho.

Ho ở trẻ sơ sinh cần được chú ý theo dõi do sức trẻ còn yếu nên tiếng ho có thể chưa to, đôi khi trẻ chỉ ho khò khè nhẹ và dễ bị bỏ qua, không phát hiện kịp thời bệnh của bé, khi phát hiện ra thì bé có thể đã chuyển biến thành bệnh nặng hơn.

Cách trị ho cho bé tại nhà

Trường hợp bé ho do thay đổi thời tiết, do môi trường ô nhiễm khói bụi, trẻ chỉ ho khan, ho khan từng cơn khi bị kích ứng, trẻ ho không sốt, ho không có đờm và trẻ vẫn ăn ngủ bình thường thì bố mẹ có thể để trẻ ở nhà theo dõi chăm sóc. Có thể cho bé sử dụng các sản phẩm giảm ho như: Sonamux giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Đến Cơ sở y tế để khám và trị ho cho bé

Nếu bé bị ho có đờm, ho sốt, ho liên tục hoặc ho kéo dài mãi không khỏi thì các bố mẹ nên cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị khỏi bệnh tránh để bé bị ho lâu ngày không khỏi chuyển thành bệnh mạn tính.