Hiện nay, các sản phẩm bảo hiểm truyền thống đã quá quen thuộc với mục tiêu bảo vệ khách hàng trước các rủi ro bất ngờ trong cuộc sống. Chính vì vậy bảo hiểm liên kết chung đã được đông đảo người dùng ưu ái bởi tính linh hoạt, lợi ích cũng như độ an toàn trong quá trình sử dụng, bởi bảo hiểm liên kết chung sẽ giúp khách hàng bổ sung mục tiêu tiết kiệm có kỷ luật và đầu tư hiệu quả, an toàn. Vậy bảo hiểm liên kết chung là gì? Quy định về sản phẩm bảo hiểm liên kết chung như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Bảo hiểm liên kết chung

*
*

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Căn cứ pháp lý: Thông tư số 52/2016/TT-BTC

1. Bảo hiểm liên kết chung là gì?

Bảo hiểm liên kết chung có thể được hiểu là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mà phí bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm được tách bạch giữa phần bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư. Theo đó, bên mua bảo hiểm sẽ được linh hoạt trong việc xác định phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Có thể hiểu đơn giản, bảo hiểm liên kết chung là một dạng mới của các loại bảo hiểm nhân thọ quen thuộc trên thị trường.

Phần chi phí và quyền lợi của bảo hiểm liên kết chung sẽ được chia thành hai phần là bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư. Bên cạnh đó, phần lãi của việc đầu tư sẽ được quyết định dựa trên tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, song nó sẽ không thấp hơn so với tỷ suất đầu tư tối thiểu được quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Do đó, số tiền bảo hiểm sẽ được linh hoạt thay đổi dựa theo đúng thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, bảo hiểm liên kết chung là một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời thuộc nghiệp vụ bảo hiểm đầu tư.

2. Quy định về sản phẩm bảo hiểm liên kết chung

2.1. Một số đặc điểm của bảo hiểm liên kết chung


Căn cứ theo Thông tư số 52/2016/TT-BTC quy định cụ thể về bảo hiểm liên kết chung và việc triển khai bảo hiểm liên kết chung thì sản phẩm bảo hiểm liên kết chung có các đặc điểm sau:

+ Cơ cấu phí bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm của bảo hiểm liên kết chung được tách bạch giữa phần bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư. Theo đó, bên mua bảo hiểm được linh hoạt trong việc xác định phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Phí bảo hiểm cần đóng sẽ được tách bạch làm hai phần là phần phí bảo hiểm rủi ro gồm tử vong, thương tật,… và một phần phí đầu tư. Ngoài giá trị bảo hiểm, thì người dùng cũng có thể đóng thêm khoản phí đầu tư song nhưng không được vượt quá 5 lần mức bảo hiểm của 1 năm.

Tương tự chi phí bảo hiểm, quyền lợi của bảo hiểm cũng sẽ được tách bạch rõ ràng giữa quyền của phí rủi ro và quyền của khoản đầu tư. Theo đó, quyền lợi của bảo hiểm được tách bạch thành quyền lợi bảo hiểm rủi ro (là số tiền khách hàng được nhận khi gặp các rủi ro như tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn…) và quyền lợi đầu tư (là quyền lợi được hưởng từ phần phí bảo hiểm dành cho đầu tư).

+ Bên mua bảo hiểm được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư từ quỹ liên kết chung của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng không thấp hơn tỷ suất đầu tư tối thiểu được doanh nghiệp bảo hiểm cam kết tại hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy, kết quả đầu tư mà khách hàng được hưởng sẽ phụ thuộc vào kết quả đầu tư của quỹ liên kết chung do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện. Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện thông báo cho khách hàng về hoạt động của quỹ liên kết chung theo quy định. Tuy nhiên, để giảm bớt rủi ro đầu tư mà khách hàng phải gánh chịu, doanh nghiệp bảo hiểm phải đưa ra cam kết về mức lãi suất đầu tư tối thiểu mà khách hàng được nhận theo quy định hợp đồng bảo hiểm liên kết chung.

+ Doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng các khoản phí bảo hiểm do bên mua bảo hiểm trả theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.


Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được hưởng các khoản phí do bên mua bảo hiểm trả theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm như phí ban đầu, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ liên kết chung, phí thu khi khách hàng hủy bỏ hợp đồng… Ngoài ra, khách hàng phải được biết rõ các khoản phí mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thu và cách thức thu.

Từ những đặc điểm trên của bảo hiểm liên kết chung, có thể thấy so với hình thức bảo hiểm nhân thọ truyền thống, thì bảo hiểm liên kết chung được người dùng đánh giá cao hơn về tính linh hoạt, lợi nhuận cũng như quyền lợi của khách hàng.

2.2. Quy định về triển khai bảo hiểm liên kết chung

Đối với việc triển khai bảo hiểm liên kết chung, trước phải xây dựng quỹ liên kết chung. Đây được hiểu là quỹ được hình thành từ nguồn phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và thuộc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm. Tài sản của quỹ liên kết chung không phân chia mà được xác định chung cho tất cả các hợp đồng bảo hiểm được liên kết.

Không phải doanh nghiệp nào cũng được phép triển khai, mà để được triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung thì doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo Điều 4 Thông tư số 52/2016/TT-BTC, bao gồm các điều kiện sau:

– Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phải lớn hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 100 tỷ đồng.

– Doanh nghiệp phải có hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để quản lý và kiểm soát quỹ liên kết chung một cách thận trọng và hiệu quả.

– Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung của doanh nghiệp được Bộ Tài chính phê chuẩn theo quy định.

Xem thêm: &Apos;9X Hàn Hát Tiếng Việt Hay Hơn Hari Won&Apos; Ra Mv Nhạc Việt Đầu Tay

Ngoài ra, về quyền lợi bảo hiểm rủi ro, thì doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về quyền lợi bảo hiểm rủi ro trong hợp đồng bảo hiểm nhưng phải bảo đảm số tiền bảo hiểm tối thiểu không thấp hơn 5 lần phí bảo hiểm định kỳ năm đầu đối với hợp đồng bảo hiểm đóng phí định kỳ hoặc không thấp hơn 125% số phí bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm đóng phí một lần.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép tính các loại phí được quy định như: phí ban đầu, phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý hợp đồng bảo hiểm, phí quản lý quỹ và phí hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm. Các loại phí khác (nếu có) thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản theo quy định của pháp luật.

– Việc phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm liên kết chung của doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Doanh nghiệp muốn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung phải tiến hành gửi hồ sơ để nghị phê chuẩn kèm theo phương án triển khai sản phẩm liên kết chung bao gồm các nội dung sau:

+ Tóm tắt nội dung chính của sản phẩm bảo hiểm liên kết chung mà doanh nghiệp dự kiến triển khai;

+ Chính sách đầu tư mà doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến sẽ áp dụng đối với các tài sản thuộc quỹ liên kết chung;

+ Cơ sở phân bổ của các khoản phí bảo hiểm và chi phí;

+ Nội dung đào tạo đại lý bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm liên kết chung mà doanh nghiệp dự kiến triển khai;

+ Thông tin về chuyên gia tính toán, chuyên gia đầu tư và các dịch vụ tư vấn thuê ngoài khác của sản phẩm bảo hiểm liên kết chung;

+ Thông tin về trình độ, năng lực, kinh nghiệm chuyên môn của những cán bộ chịu trách nhiệm đầu tư bảo hiểm;

+ Cam kết bằng văn bản kèm theo giải trình chi tiết về việc doanh nghiệp bảo hiểm đã đáp ứng đủ các điều kiện triển khai bảo hiểm liên kết chung theo quy định.

Bộ Tài chính có thẩm quyền phê chuẩn hồ sơ sản phẩm bảo hiểm liên kết chung của doanh nghiệp.

Tương tự, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp đầy đủ thông tin và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm để nhận thức được các rủi ro liên quan khi giao kết hợp đồng bảo hiểm liên kết chung.

Hợp đồng bảo hiểm liên kết chung phải phù hợp với quy định của pháp luật và có đầy đủ các thông tin về chính sách đầu tư, mục tiêu, cơ cấu đầu tư tài sản của quỹ liên kết chung; tỷ lệ, số tiền cụ thể và mức tối đa của các khoản phí liên quan đến hợp đồng bảo hiểm liên kết chung; tỷ lệ phân bổ chi phí bảo hiểm để đầu tư vào quỹ liên kết chung; cách thức xác định quyền lợi đầu tư từ quỹ liên kết chung và các lựa chọn để bên mua bảo hiểm thay đổi quyền lợi rủi ro hay tỷ lệ phí bảo hiểm phân bổ vào quỹ liên kết chung và thời gian gia hạn nộp phí bảo hiểm.

Bộ Tài chính cũng quy định doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, biên khả năng thanh toán tối thiểu đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết chung phải bằng 4% dự phòng nghiệp vụ cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro và biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phải cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu là 100 tỷ đồng.

2.3. Các khoản phí mà bên mua bảo hiểm phải trả

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép tính các khoản phí sau:

– Phí ban đầu, đây được hiểu là toàn bộ các khoản phí mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép khấu trừ trước khi phí bảo hiểm được phân bổ vào quỹ liên kết chung.

– Phí bảo hiểm rủi ro, đây là khoản phí được dùng để chi trả quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm.

– Phí quản lý quỹ, đây là khoản phí được dùng để chi trả cho các hoạt động đầu tư và quản lý quỹ liên kết chung. Trong mọi trường hợp, tỷ suất đầu tư thanh toán cho bên mua bảo hiểm không thấp hơn tỷ suất đầu tư tối thiểu đã cam kết tại hợp đồng bảo hiểm.

– Phí hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, đây là khoản phí tính cho khách hàng khi hủy bỏ hợp đồng trước ngày đáo hạn, được dùng để bù đắp các khoản chi hợp lý có liên quan.

– Các loại phí khác (nếu có) phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phải tính toán chính xác, công bằng và hợp lý về các khoản phí nêu trên nhằm đảm bảo phù hợp với cơ sở kỹ thuật của sản phẩm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn và thông báo cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm liên kết chung phải quy định rõ các khoản phí mà bên mua bảo hiểm phải trả, bao gồm cả các mức tối đa sẽ áp dụng cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải công khai rõ ràng, đầy đủ các loại phí và mức tối đa áp dụng cho bên mua bảo hiểm trong các tài liệu giới thiệu sản phẩm bảo hiểm và tài liệu minh họa bán hàng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm và trong hạn mức tối đa đã được quy định tại hợp đồng bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể thay đổi tỷ lệ các loại phí áp dụng sau khi thông báo và thỏa thuận với bên mua bảo hiểm bằng văn bản trong thời hạn ít nhất ba (03) tháng trước thời điểm chính thức thay đổi tỷ lệ các loại phí áp dụng.