Bằng lái xe B2 là một loại giấy phép lái xe phổ biến nhất hiện nay đối với những người lái xe ô tô thì nó không còn quá xa lạ. Bằng lái B2 dành cho loại xe nào? Độ tuổi được cấp bằng B2 là bao nhiêu? Xem ngay bài viết sẽ có câu trả lời!


2. Những thông tin về giấy phép lái xe B2 mà bạn cần biết3. Những khác biệt cơ bản của bằng B2 với B1 và C

1. Bằng lái xe B2 là gì? 

Bằng lái xe B2 là chứng chỉ pháp lý được Sở giao thông vận tải cấp cho người tham gia giao thông di chuyển bằng ô tô tại Việt Nam. Giấy phép lái xe B2 chỉ được cấp cho người lái xe có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện sức khỏe. Thêm nữa, để được cấp bằng B2, bạn phải trải qua quá trình học và thi đỗ sát hạch B2.

Việt Nam là quốc gia có sự phân hạng đa dạng về bằng lái xe ô tô bao gồm: B, C, D, E, F… Tương ứng với mỗi loại bằng là các điều kiện về độ tuổi, hồ sơ, loại hình xe…

*
Thông tin – hình ảnh trên bằng lái xe B2

2. Những thông tin về giấy phép lái xe B2 mà bạn cần biết

Bằng B2 được xem là tấm vé thông hành để người tham gia giao thông không bị công an thổi phạt. Thêm nữa, khi học bằng lái xe b2 cũng đảm bảo người lái hiểu rõ về luật và không mắc phải các sai phạm. Học và thi bằng lái xe B2 là giải pháp để bạn đảm bảo an toàn cho chính bản thân và người ngồi trên xe. Thông tin chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn xóa tan mọi sự mơ hồ về học và thi bằng B2.

2.1 Bằng B2 chạy được xe gì?

Bằng lái xe B2 được cung cấp cho đối tượng đã học và đỗ trong kỳ sát hạch. Mục đích sử dụng bằng để lái xe gia đình hoặc xe kinh doanh vận tải. Các loại xe được phép chạy khi có bằng B2 trong tay bao gồm:

Xe ô tô chở người từ 4 – 9 chỗ ngồi.Xe ô tô tải kinh doanh chở hàng dưới 3,5 tấn.Xe máy kéo, xe rơ mooc trọng tải dưới 3,5 tấn.

2.2 Độ tuổi học và thi bằng lái xe B2 theo quy định là bao nhiêu?

Bằng lái xe B2 được sở Giao thông Vận tải cấp cho các đối tượng là công dân Việt Nam độ tuổi từ 18 trở lên. Sau khi các đối tượng học và thi đỗ sát hạch bằng B2 sẽ được cấp giấy phép lái xe B2.

*
Bằng B2 được cấp cho lái xe có độ tuổi 18 trở lên

2.3 Những yêu cầu về sức khỏe của người được cấp bằng lái B2

Sức khỏe là yếu tố đặc biệt quan trọng khi điều khiển ô tô. Bởi nếu sức khỏe không đảm bảo thì an toàn giao thông sẽ không được đảm bảo. Thậm chí, những người tham gia lái xe xung quanh cũng bị vạ lây. Theo đó, trước khi học lái xe thì bạn phải có giấy chứng nhận sức khỏe trong vòng 3 tháng trở lại. Các đối tượng không được học và thi bằng B2 gồm có:

Đối tượng rối loạn tâm thần cấp tính đã điều trị khỏi nhưng chưa đủ thời gian 24 tháng.Đối tượng rối loạn tâm thần mãn tính.Đối tượng bị các bệnh về mắt: Chói sáng, quáng gà.Đối tượng đạt 5/10 khi đo thị lực khi được phép đeo kính.Đối tượng mắc khuyết tật 1 bàn chân, 2 bàn chân.Đối tượng cụt từ 2 ngón tay trở lên.

2.4 Thời hạn cấp bằng lái B2 là bao lâu? 

Bằng lái B2 được sở Giao thông vận tải cấp phép với thời hạn 10 năm. Đồng thời, bằng lái được phép gia hạn lại nhiều lần. Nhưng sau 01 năm kể từ ngày hết hạn mà chủ phương tiện không tiến hành gia hạn giấy phép lái xe thì sẽ phải thi lại lý thuyết và sát hạch từ đầu.

Bằng lái B2 có thời hạn 10 năm đối với cả nam và nữ.


2.5 Bằng B2 có thể nâng hạng lên bằng gì?

Theo quy định của Bộ GTVT đã nêu, Bằng lái xe B2 được phép nâng lên bằng C hoặc bằng D nếu đáp ứng đủ một số điều kiện dưới đây:

Muốn nâng hạng bằng lái B2 lên hạng C, bạn cần đáp ứng điều kiện có trên 3 năm hành nghề. Đồng thời, số km lái xe an toàn phải trên 50.000km thì bạn mới được phép nâng hạng lên bằng lái hạng C.

3. Những khác biệt cơ bản của bằng B2 với B1 và C

Sự khác biệt của bằng B2 với B1 và C nằm ở loại hình xe và trọng tải xe. Bằng lái xe B1 chỉ được phép lái xe số tự động dưới 9 chỗ ngồi. Thế nên người có bằng B1 không được phép điều khiển xe tải. Trong khi đó, bằng lái xe B2 cho phép bạn lái xe tải, xe rơ mooc có trọng tải dưới 3,5 tấn. 

Nếu bạn sở hữu bằng lái xe hạng C, bạn có thể điều khiển xe có trọng tải trên 3,5 tấn. Bạn chỉ được phép điều khiển xe trọng tải cao hơn khi tiến hành nâng hạng bằng từ B2 lên C.

*
Sự khác nhau giữa bằng B2 với B1 và C

3.1 Khác biệt giữa loại xe được phép điều khiển

Bằng lái xe B2Bằng lái xe B1Bằng lái xe C
Xe ô tô 4-9 chỗ số sàn và số tự độngXe ô tô số tự động từ 4-9 chỗ ngồiXe tải có trọng tải từ 3.500 kg trở lên
Xe ô tô tải, máy kéo rơmooc có trọng tải dưới 3.500 kgXe ô tô tải số tự động, trọng tải dưới 3.500 kgXe kéo kéo một rơ mooc có trọng tải từ 3.500 kg trở lên
Được lái các loại xe như bằng B1Xe ô tô dành cho người khuyết tậtĐược phép lái các loại xe theo quy định ở hạng B ( hạng B1, B2)
Được phép kinh doanh, hành nghề lái xeKhông được phép kinh doanh, hành nghề lái xeCác loại xe theo hình thức kinh doanh vận tải

Theo bảng so sánh trên, chúng ta có thể thấy, điểm chung giữa hai loại bằng lái xe này chính là đều được phép điều khiển phương tiện có đến 09 chỗ ngồi và xe tải có thiết kế tải trọng là dưới 3.500kg.

3.2 Khác biệt về thời hạn sử dụng bằng B2

Bằng lái xe B2Bằng lái xe B1Bằng lái xe C
10 năm kể từ ngày cấpĐến đủ 55 tuổi với nữ giới; đến đủ 60 tuổi với nam giới5 năm kể từ ngày cấp và sử dụng đến khi đủ 60 tuổi
Khi hết hạn không cần phải thi mà chỉ cần làm thủ tục gia hạn bằng (theo quy định đã nêu ở phần trên)Trường hợp nữ giới 45 tuổi và nam giới 55 tuổi dự thi, bằng lái xe được cấp có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấpKhi hết hạn không cần phải thi mà chỉ cần làm thủ tục gia hạn bằng

3.3 Khác biệt giữa độ tuổi được phép thi bằng B2

Bằng lái xe B2Bằng lái xe B1Bằng lái xe C
Từ đủ 18 tuổi trở lên (tình đến ngày dự thi sát hạch)Từ đủ 18 tuổi trở lên (tình đến ngày dự thi sát hạch)Từ đủ 21 tuổi trở lên tính đến ngày sự thi sát hạch

Hy vọng những thông tin về bằng lái xe B2, điều kiện sức khỏe và các vấn đề xoay quanh bằng B2 sẽ giúp ích cho bạn. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Sát hạch lái xe Thái Việt để được tư vấn, hỗ trợ thi bằng lái hạng B2 nhanh và chất lượng nhất!

Trung tâm Dạy Nghề – Trung tâm Sát hạch lái xe Thái Việt.

VPGD: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội.Trụ sở: Thôn Kiều Thị, QL1A, Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Nội.Hotline: 1900 0329 – 024 7777 0196