Việt Nam là một quốc gia có diện tích rừng phòng hộ lớn và được phân bố đều từ Bắc vào Nam. Ngày nay, nhiều nguồn tư liệu nghiên cứu về chủ đề này. Nhưng bạn có tin chỉ cần bản đồ phân bố rừng Việt Nam sẽ mang đến cái nhìn khách quan và chính xác nhất không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Bản đồ rừng việt nam

Tình hình thực tế trên bản đồ phân bố rừng Việt Nam

Theo nguồn thống kê từ bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho biết, độ che phủ của rừng trong nước hơn 41%.

Quả thực, đất nước Việt nhận được sự ưu ái từ thiên nhiên khi địa hình rất đa dạng và phân bố theo từng vùng miền. Đặc điểm rừng nước ta chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới trên đồi núi và rừng ngập mặn ở vùng thấp ven biển.

Nhìn vào bản đồ Việt Nam, chúng ta xác định được nhiều dãy núi lớn như Hoàng Liên Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Ngân Sơn và Sông Gâm. Các cao nguyên như Sơn La, Mộc Châu ở phía Bắc và dãy núi Bạch Mã, Trường Sơn, Pleiku, Kontum, Đắk Lắk , Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên ở Tây Ninh. Tương xứng độ cao biểu thị trên bản đồ thực vật rừng Việt Nam, chúng ta xác định được điểm cao nhất đạt 3.143m tại tỉnh Phan Xi Păng.

*

Xuất phát từ yếu tố tự nhiên tạo hóa và chịu sự biến đổi của con người trong quá trình quy hoạch cho thấy sự phân bố đến đặc điểm rừng thay đổi đáng kể. Nên bạn cần cập nhật thông tin một cách đầy đủ và kịp thời để có những đánh giá khách quan.

Đôi nét bản đồ phân bố rừng Việt Nam theo từng kiểu riêng

– Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới

Dựa theo bảng chú thích và đối xứng lên bản đồ cho thấy, kiểu rừng này chiếm tổng diện tích rất lớn được phân bố khắp đất nước. Do chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa nên những cánh rừng ở miền Bắc dưới 700m, còn ở miền nam dưới 1000m. Có cấu trúc 3 đến 5 tầng ( tầng vượt tán, tầng tán chính, tầng dưới tán, tầng cây bụi, tầng cỏ và quyết ).

– Kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới có cùng đai độ cao và nhiệt độ giống kiểu rừng trên nhưng có 1 đến 3 tháng khô hạn. Nó tập trung ở một số tỉnh như Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắk Lắk.

Xem thêm: Cách Sử Dụng Hàm Rank Trong Excel, Hàm Rank Trong Excel

– Kiểu rừng kín lá rộng lá nhiệt đới

Nhìn vào bản đồ phân bố rừng Việt Nam khổ lớn chúng ta có thể gặp ở các tỉnh Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Nam Bộ.

Đặc điểm của kiểu rừng này là có 2 tầng với các loài rụng lá chiếm tới 75% số loài ở tầng cây cao.

*

– Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới

Nó được hình thành và phát triển trong vùng khí hậu khô nóng. Do ảnh hưởng của khí hậu nên thường xảy ra hiện tượng lửa rừng. Dựa vào bảng chú thích lượng mưa cho biết hàng năm có lượng mưa trung bình 600-800mm. Nhiệt độ trung bình từ 20 đến 25 độ C với mùa khô kéo dài 5 đến 6 tháng. Quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy rừng được trồng chủ yếu là cây họ Dầu và một số loài cây khác như Cẩm liên, Cà chiếc, Kơ nia, Thành ngạnh, Găng.

– Kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới

Khu vực phân bố của kiểu rừng này nằm ở độ cao trên 700m ở khu vực miền Bắc và trên 1000m đối với miền Nam. Bạn đọc sẽ khoanh vùng nơi tập trung chính xác trên dựa vào đường ngăn cách và bảng màu.

Lượng mưa trung bình năm từ 1200 đến 2500mm có độ ẩm trên 85%. Kiểu rừng này phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum và Đắk Lắk.– Kiểu rừng ngập mặn

Nó được hình thành trên điều kiện hết sức đặc biệt: đất phù sa mặn, bùn lầy, và thường bị ngập nước biển. Căn cứ nguồn thông tin phản ánh trên bản đồ chúng ta xác định được khu vực phân bố men theo các tỉnh ven biển Việt Nam. Điển hình như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Đồng Tháp, Cà Mau,…

*

– Kiểu rừng núi đá vôi

Nó chịu sự chi phối từ kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá. Với tổng diện tích khoảng 800.000 ha tập trung chủ yếu ở đai nhiệt đới và á nhiệt đới. Chúng ta thường gặp ở các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Hạ Long,…

Đối xứng theo đường kinh tuyến và vị tuyến chúng ta khẳng định, khu vực tập trung kiểu rừng này có địa hình dốc, vách đá tai mèo, tầng đất mỏng.– Kiểu rừng lá kim

Chiếm tổng diện tích khoảng 200.000 ha được phân bố tập trung ở vùng Tây Nguyên và một số tỉnh phía Bắc. Khi chúng ta quan sát kỹ sẽ thấy có tầng nông, khô, chua và xấu. Nhưng được kết cấu với 2 tầng, các loài thông ở tầng trên và một số loài cây họ dẻ ở tầng dưới.

– Rừng tre nứa

Với đặc điểm riêng có cấu trúc hình thái độc đáo nên dù ở vị trí trên cao cũng dễ dàng nhận biết. Phạm vi phân bố rộng từ độ cao gần ngang mực nước biển 2000m tập trung ở các vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Trên đây là những kiến thức liên quan bản đồ phân bố rừng Việt Nam mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Chúng tôi sẽ không ngừng tìm hiểu và cập nhật thêm những thông tin mới trong những bài viết tiếp theo.

Nguồn bài viết: https://hocketoanthue.edu.vn/tim-hieu-ban-do-phan-bo-rung-viet-nam/