Sau khi đã xong vị trí Tổng Bí thư (đồng chí Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử), Chủ tịch Quốc hội (Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ vừa được bầu), các vị trí lãnh đạo chủ chốt còn lại của Việt Nam như Chủ tịch nước, Thủ tướng mới cũng dần lộ diện.

Hôm nay, Việt Nam đã bắt đầu quy trình miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu lý do miễn nhiệm đương kim Thủ tướng là theo yêu cầu sắp xếp công tác nhân sự cấp của của Đảng và Nhà nước sau Đại hội XIII.

Theo đó, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Xuân Phúc để giới thiệu bầu Chủ tịch nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Việt Nam đã chính thức bước vào công cuộc ‘chuyển giao quyền lực’ cho thế hệ lãnh đạo trong nhiệm kỳ mới sau thành công của Đại hội Đảng XIII. Đồng thời, như đã thấy, lần lượt các vị trí lãnh đạo chủ chốt nhất trong bộ máy Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ cũng dần lộ diện.


*

Ngày 01/04: Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ, bầu Phó chủ tịch Quốc hội
1 Tháng Tư 2021, 07:34

Theo quy trình nhân sự chặt chẽ này, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc chuẩn bị rời ghế Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Chiều 1/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đọc Tờ trình, đề nghị Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, lý do miễn nhiệm là do yêu cầu sắp xếp công tác nhân sự cấp cao của Đảng và Nhà nước sau Đại hội Đảng lần thứ XIII.

“Việc miễn nhiệm chức danh của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc sẽ tạo sự đồng bộ trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy Nhà nước và công tác cán bộ”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Trước đó, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XIV, ông Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XII đã được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng.

Phát biểu trước Quốc hội, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhận định, trong thời gian làm nhiệm vụ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.



Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp chiều 1/4.

Sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ đối với đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở đoàn về nội dung này.

Sáng mai, ngày 2/4, theo chương trình dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo các đại biểu tổng hợp kết quả thảo luận tại đoàn đối với việc miễn nhiệm ông Nguyễn Xuân Phúc.


*

Ông Nguyễn Xuân Phúc nói gì trước khi rời vị trí Thủ tướng?
31 Tháng Ba 2021, 20:45

Tiếp đó, Chủ tịch nước giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu về việc miễn nhiệm Thủ tướng và Quốc hội tiến hành miễn nhiệm đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sau khi ban kiểm phiếu công bố kết quả, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm Thủ tướng.

Tiếp đến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước.

Chiều cùng ngày, Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu tân Chủ tịch nước.

Sáng 5/4, Quốc hội sẽ bầu tân Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Lần đầu tiên Việt Nam có Thủ tướng đương nhiệm được giới thiệu cho vị trí Chủ tịch nước

Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước.



Các Tân Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là ai?
1 Tháng Tư 2021, 09:57

Khi đó, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam một Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm được giới thiệu vào vị trí Chủ tịch nước.

Chính vì vậy, Quốc hội đã có một số điều chỉnh lại công tác nhân sự khác với thông lệ (trước đây, các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ sẽ lần lượt được kiện toàn).

Theo Tổng thư ký Quốc hội, điều này là để tránh xảy ra tình huống tân Chủ tịch nước sau khi đắc cử lại phải trình Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng của chính mình.

Trong kỳ họp cuối cùng, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn một số nhân sự cấp cao trong bộ máy Nhà nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng, nhằm ổn định về mặt tổ chức và cán bộ, đảm bảo triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam đã dần lộ diện

Trước đó, Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Đồng chí Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đã được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Quốc hội cũng bầu 3 cấp phó của ông Huệ là các ông Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Đức Hải, Nguyễn Khắc Định.

Đến ngày 5/4 sắp tới, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, cũng như giới thiệu nhân sự để bầu vào chức vụ Thủ tướng thay thế cho ông Nguyễn Xuân Phúc.


Với việc Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính được nhất trí giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV ở Khối Quốc hội trước đó (như Sputnik Việt Nam đã thông tin), nhiều khả năng, đồng chí Phạm Minh Chính- một trong những chính khách hàng đầu của Việt Nam hiện nay - sẽ đắc cử vị trí tân Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ.

Trong khi đó, đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại được nhất trí giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa mới ở Khối Chủ tịch nước.

Trong phiên họp toàn thể sáng nay (1/4) tại nghị trường, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu 3 Phó Chủ tịch Quốc hội.

Cụ thể các tân Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam gồm có ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa và ông Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.

Những điều cần biết về nhà lãnh đạo Nguyễn Xuân Phúc

Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954, quê ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đến nay, ông Nguyễn Xuân Phúc đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương 4 khóa và tham gia Bộ Chính trị 3 khóa.

Sau khi trải qua nhiều chức vụ tại địa phương (phần lớn thời gian công tác của ông tại địa phương gắn với tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng), đến tháng 3/2006, ông Nguyễn Xuân Phúc luân chuyển về Trung ương đảm nhậm vị trí Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.